watch sexy videos at nza-vids!
Đọc Truyện, Đọc Truyện Hay, đọc Truyện Teen, Đọc Truyện Tiểu Thuyết, truyen tinh yeu
ĐỌC TRUYỆN HAY

KenhTruyenHay.SexTgem.Com
Truyện Tình yêu Tiểu Thuyết HayTruyện Teen Hay

Nỗi bất hạnh tình yêu Phần 2

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 05

Anh nói hơi quá, nhưng không hiểu tấm lòng anh có như thế không? Thật chị chưa hiểu nổi anh. Bởi anh khéo quá. Ít khi anh cáu gắt. Với ai anh cũng ngọt nhạt. Có lần một đồng chí của anh đến tận nhà sỉ vả anh:

- Tôi có tội lỗi gì mà anh đẩy tôi đi vùng kinh tế mới?

Anh từ tốn giải thích:

- So với nhiều anh em khác, anh có năng lực hơn.

- Dối trá! Dối trá!

- Anh hỏi, tôi trả lời, anh bảo tôi dối trá.

- Đúng như thế. Có năng lực hơn lại đẩy đi vùng kinh tế mới à?

- Vâng. Đảng cần có mặt của đồng chí ở trên ấy.

- Anh không hiểu đi vùng kinh tế mới là đi đày à.

- Đảng viên mà đồng chí nói năng như kẻ phản động thế ư?

- Có những kẻ phản động mới cố tình không hiểu cái tình cảnh của dân kinh tế mới thảm hại như thế nào mà thôi

- Tôi xin nhắc lại đây,là chủ trương của Đảng.

- Chủ trương thì đúng, nhưng cơ sở vật chất và thời gian thực hiện chưa có. Và vì thế nó đã đẩy nông dân ta đi vào bần cùng. Anh phải chịu tội lỗi này.

- Chủ trương đúng, người thực hiện là anh. Sai thất bại anh chịu, sao anh đổ lỗi cho tôi

- Anh giởi thay tôi thực hiện đi. Toàn lafth]s bốc phét. Ngồi một chỗ mà nói lí luận. Lí luận cù nhầy. Tôi không đi, anh làm gì tôi thì làm.

- Anh đừng thách thức Đảng.

- Tôi thách thức anh, chứ không thách thức Đảng… Tôi phê bình, góp ý anh, anh vui vẻ nhận rồi âm mưa “đì” tôi. Tôi đọc được cái sách Tàu của anh rồi. Thâm lắm. Lúc nào cung gắn mình với Đảng, lấy Đảng làm cái vỏ bọc che chắn cho tội lỗi của mình.

Đêm ấy chị hỏi anh:

- Sao anh để họ lăng nhục thế mà chịu được .

Anh ôn tồn giải thích cho chị:

- Đã làm chính trị là phải biết cười hồn nhiên trước kẻ chửi mình. Điều quan trọng

Là phải biết quật ngã đối phương mà họ không hề nắm đực ý đồ của mình. Khi có quyền lực tuyệt đối, mình sẽ xử sự mọi việc theo cách của người có quyền lực.

Ba tháng sau anh cho chị biết:

- Thằng cha ấy đã bị bắt.

- Sao thế anh? Chị ngạc nhiên hỏi lại.

- Chống Đảng.

- Là Đảng viên sao nỡ đi chống Đảng?

- Mất chất.

Từ đấy chị suy nghĩ dè dặt…về người chồng mà chị vẫn cho là điềm tĩnh và tốt bụng. Anh có một cách sống hoàn toàn khác Công, người chồng trước của chị. Công ngây thơ và hồn nhiên như chú mèo con. Công yêu và ghét rất rõ ràng. Mỗi lần đụng chạm với ai, tối về anh dằn vặt không ngủ được. Anh bộc lộ tâm trạng bực dọc của mình ra với chị như chính chị là đối tượng phê phán của anh. Ngược lại, Thuật trẫm tĩnh, khi vui cung như khi buồn, vẫn nụ cười nửa miệng dè xẻn ấy.

Nhưng anh nắm quyền lực và anh biết sử dụng quyền lực. Anh khuyến khích mọi người phê bình anh.

- Sao cứ moi móc nhau làm gì thế anh? Chị khó chịu hỏi

- Phải tỏ rõ dân chủ thực sự. Nhưng những người đi quá trớn sẽ thấy mình nhầm và nhận lấy bài học đắng cay. Ngày xưa đói khổ, nghèo nàn mới đòi dân chủ, bây giờ Đảng phải lo cho mọi thứ… còn đòi gì bữa.

Anh đã đi những bước khá vững chắc trên con đường làm chính trị của mình.

- Anh không bắt ai khom lưng, nhưng em thấy dường như không ai dám ngẩng đầu lên trước anh? Chị đã dại dột tuôn ra một câu hỏi mà mãi sau này chị vẫn còn lo.

Nhưng anh đã vui vẻ trả lời:

- Đấy là nghệ thuật của những người lãnh đạo. Làm lãnh đạo mà không biết tạo cái uy, làm sao lãnh đạo được.

Chị hiểu, anh đã nói rất thật.

Không phải khong có lúc chị tự hào về sự tiến bộ của chồng. Từ ngày lấy anh,chị thấy càng ngày chị càng được nhiều người vị nể hơn. Gặp chị từ xa, người ta đã cất tiếng chào trước. Người ta khen chị đẹp, khen chị thông minh, khen chị nhân hậu…Người phụ nữ nào lại không thich khen.

Thỉnh thoảng người ta lại đến tận nhà biếu cho chị cái này cái khác, toàn những của quý. Chị đem khoe với anh. Và anh đã vui vẻ đền ơn sòng phẳng: khi nói thường trực ủy ban giải quyết trương hợp đi nước ngoài, khi bảo công xá cho một trường hợp bị bắt nào đấy…Những công việc trong tầm tay anh.

- Phải biến những thứ của quý ấy thành vàng hết, em à. Một lần nào đấy anh đã nói với chị như thế.

- Ai bày cho anh thế? Chị thật thà hỏi.

- Bà cô anh- đấy là người đàn bà nổi tiếng ki cóp.

- Sao anh không nghe Đảng. Anh không biết những thứ ấy nhà nước cấm mua bán, tàng trữ à.

- Cấm ai chứ cấm mình à. Bố thằng nào dám vào đây mà khám. Nhưng phải thật khóe, em à. Cái gì cũng thế, kín như bưng mới ăn chắc.

Chị đã làm như ý anh mong muốn. Cái hộp vàng càng ngày càng đầy thêm. Từ vài ba cái khâu, tăng dần lên năm mười khâu, rồi 20-30-40-50 khâu, cho đến khi đựng không vừa cái hộp ấy nữa, anh lại tìm cho chị cái hộp khác. Anh nói:

- Không phải anh không tin em. Em đừng nghĩ ngợi… Nhưng anh giữ chắc hơn em. Bây giờ nó là của chung của chúng mình, sau này nó là tài sản của con của chúng ta…

Anh nói vòng vo, cởi mở, chân tình. Chị thấy không gợi một chút riêng tư. Vả lại về mặt nào đấy chị vẫn không coi cái hộp vàng lẫn ngọc trai ấy có giá trị gì lớn lao. Bởi hồi ấy ít ai mang đồ trang sức và cũng ai it lưu tâm đến cái việc tích trữ. Sau này chị mới hiểu anh là người có con mắt nhin xa, con mắt thực dụng…

Nhiều lần chị thắc mắc, không hiểu một con người mưu lược như anh, đầu óc tính toán chi li như anh lại đặt vấn đề lấy một người phụ nữ đã có con và có một người chồng “dinh tê” như chị. Anh lại vui vẻ trả lời:

- Anh với Cong là bạn, là đồng chí. Chính Công đã cứu anh thoát chết. Giờ Công gặp hoạn nạn. Âu cung là số phận dun dủi… Anh bỏ mặc em sao đành.

- Cảm ơn tấm lòng nhân ái của anh - nhân ái đến đâu, em chưa đo được nhưng dù chỉ là một tí như anh nói, em cũng cảm ơn anh. Nhưng nói thật rằng, hồi ấy em rất sợ anh trả thù, bởi hồi ấy em đã khước từ tình yêu của anh…

- Bây giờ thì em không nghĩ về anh như thế nữa chứ?

- Vâng. Anh đã không lừa dối em. Em cảm nhận được sự che chở và âu yếm của anh, phần nào em đỡ tủi thân.

- Em vẫn chưa thấy mình hạnh phúc?

- Đôi khi hạnh phúc chợt lóe lên trong em, nhưng nó lại tắt ngay. Đời em dường như đã sang chiều rồi. Nhưng dù sao em vẫn không chối cãi rằng anh yêu em thật lòng.

- Nói chung em không còn băn khoăn gì về tình yêu của anh đối với em nữa chứ?

- Vâng nói chung là như thế, nhưng…

- Em định dấu anh điều gì. Chẳng lẽ em lại không dám thật lòng với một tình yêu như tình yêu của anh.

- Không phải như thế. Nhưng những điều gợn lên ấy, em vẫn thấy chưa có cơ sở.

- Dù thế, khi đã yêu thật lòng, ta cũng không nên giấu giếm nhau.

- Anh đừng giận em nhé.

- Không, không bao giờ…

- Người ta nói anh thu phục em một cách tài tình. Ngoài ra không ai làm được như thế.

- Thu phục…Tài tình…Toàn những lời khó hiểu. lại có khẻ naò xuyên tạc đây… Em nên nhớ bây giờ nhiều kẻ xấu lắm. Chúng luôn muốn chống Đảng.

- Có dính gì Đảng ở đây?

- Thì uy tín của anh không phải là uy tín của Đảng là gì.

Chị im lặng, lắc đầu không hiểu.

Còn anh, đêm ấy, lần đầu tiên anh phải dùng thuốc an thần.

Đấy là thời kì chị sinh cái Oanh được gần năm, thời kì mọi việc đã đi dần vào bình thường, các mối quan hệ cũ đã mờ nhạt và các mối quan hệ mới được hình thành và ổn định. Cái không khí gia đình tạm yên ả cho đến hôm thằng con riêng của chị bị bắt. Nó như một cơn gió lốc, xoáy cuốn mọi nếp nghĩ tưởng như bình yên trỏ dậy. Sau một đêm, chị lại nhìn anh nặng nề hơn và câu hỏi thật giả cứ xoáy quanh ý nghĩ của chị. Mãi hơn 1 tháng sau, khi anh chịu bố trí công việc để đi thăm thằng con riêng ấy chị mới dễ chịu đôi phần.

… Khi anh đến trại, thằng Linh đang đào sắn, lưng nó láng nhẫy mồ hôi. Nhận ra anh, nó mừng quá, chạy ù ra, suýt nữa nắm cả bàn tay đầy đất vào tay bố dượng nó. Im lặng, dường như nó tủi thân. Anh nhận ra từng giọt nước mắt lăn xuống sống mũi nó. “Thằng bé có đôi mắt và cái mũi giống hệt thằng bố nó”. Anh nhận xét thầm với sự hằn học sâu kín. Nhưng rồi ngay sau đấy, anh xoa đầu nó:

- Con cố gắng cải tạo cho tốt, chóng được… các chú khen.

- Con được khen rồi đấy, bố à.

- Thế là tốt. Con hợp với môi trường ở đây đấy.

- Vâng. Các chú thương con. Chỉ có mấy thằng ở thành phố, nó rủ con trốn, con không dám, nó trù con.

- Chúng nó làm gì con?

- Chúng nó dí dao nhọn vào cổ con, ấn đầu gối vào ngực con đến không thở được…

- Để bố mách với mấy chú.

- Đừng bố… Bố đi rồi chúng sẽ tìm cách đánh con chết. ở đây, có nhiều đứa bị đánh ngất đi đấy bố ạ.

- Các chú ở đây chịu à?

- Các chú có bắt giam bọn nó. Phạt ấy mà. Nhưng hết phạt trở về chúng vẫn là anh chị. Mấy đứa bảo con phải ngậm miệng, phải kiêng nể bọn chúng… Nhưng con không chịu đâu… Mẹ và các em ở nhà khỏe không bố?

- Khỏe con à. Mẹ và hai em nhớ con lắm.

- Con cũng nhớ mẹ và chúng nó không ngủ được.

- Con yên tâm ở đây cải tạo cho tốt. Đừng nôn nóng mà hỏng việc.

- Vâng, nhưng con không ăn cắp bố ạ.

- Dù sao con cũng ở đây rồi… Chỉ có con đường cải tạo cho thật tốt… Bây giờ con viết cho mẹ con lá thư. Con phải nói sao để mẹ đừng lo nhé. Con có thể viết ở đây khí hậu tốt, lao động và học tập điều độ, bạn bè vui vẻ… Đại khái như thế.

- Vâng.

Khi anh ra về, cùng với là thư thăm mẹ, cu Linh còn gởi về cho em nó một cái ô tô bằng thân cây sắn và một sợi dây chuyền bằng lõi cây sắn. Nó khéo tay, nom những trò chơi nó làm cũng lý thú. Riêng mẹ, nó làm một chiếc lược, chuôi lược có khắc hình quả tim.

Thuật cầm những món quà kỉ niệm ấy với sự trân trọng thực sự.

Trước khi ra về, anh có ghé vào Ban giám đốc trại. Đấy là một căn nhà kiên cố, xây bê tông cốt sắt, nom uy nghi giữa một vùng rừng núi hoang sơ. Xa xa phía bên kí đồi là những dãy nhà xây một tầng kiểu trại lính.

Giám đốc trại vui vẻ tiếp anh.

- Tình hình ở đây thế nào, đồng chí? Anh hỏi sau một lúc suy nghĩ.

Giám đốc im lặng một lúc. Ông thấy khó trả lời cho một câu hỏi quá chung chung như thế. Sau cùng ông hỏi:

- Báo cáo đồng chí, ý đồng chí muốn hỏi tình hình rèn luyện tư tưởng, đạo đức, giáo dục lập trường giai cấp hay tình hình lao động cải tạo? Tình hình trật tự an ninh hay tình hình ăn uống?...

- Tôi muốn biết tất cả .

- Thế thì một buổi cũng chưa trình bày hết vấn đề. Ở đây khá phức tạp, đồng chí ạ.

- Tôi không cần đi sâu chi tiết làm gì. Tôi cần ngững nét khái quát thôi.

- Ở đây chúng tôi dạy các cháu học tập tư tưởng đạo đức cách mạng. Chúng tôi giáo dục các cháu phải biết căm thù giai cấp địa chủ bóc lột, giai cấp tư sản ngồi mát ăn bát vàng… Chúng tôi yêu cầu các cháu phải tẩy rửa cho được tư tưởng tiểu tư sản ích kỉ xấu xa và nhận thức cho được lập trường giai cấp công nông kiên định…

- Rất khá. Còn lao động? Chỉ có lao động mới cảo tạo con người. Mác đã nói lao động đã biến vượn thành người. Huống chi đây là những con người, nhẽ nào lao động khong biến chúng nó thành những chiến sĩ kiên cường…

Cảm ơn các đồng chí. Anh bắt tay chánh phó giám đốc trại, vui vẻ. Dù sao đây cũng là những đưa trẻ hư. Hư chứ chưa phải hỏng như Bác Hồ chúng ta đã nói. Phải cải tạo gắt gao vào để các cháu trơe thành người hữu ích…

- Cảm ơn những lời chủ giáo quý báu của đồng chí. Giám đốc trại chân thành đáp lại.

Chiếc xe đưa anh qua những vạt sắn, vạt ngô xanh tươi, qua những bãi cỏ, đàn bò đang ăn mải miết, qua những khu đất vừa mới cuốc… anh cảm thấy hài lòng. Và một ý nghĩ chợt đến với anh: dù sao đây cũng là nơi thích hợp đối với thằng con riêng ấy…

Lặng lẽ anh nhặt mấy món đồ chơi mà thằng Linh đã mất hàng chục buổi trưa mới làm nên, ném xuống vệ cở ven đường, làu bàu: “ Quà với cáp! Chỉ tổ rác nhà!”

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 06

Thuật đã trở lại với sự yên tâm và vui vẻ. Anh đầy đủ cơ sở để nói cho Trang không phải lo lắng gì về thằng Linh cả. Đọc lá thư của nó chắc cô ấy sẽ xúc động. Vốn cô ấy là như thế, dễ tin, dễ xúc động. Giống như hồi anh hứa giải thoát Công ra khỏi cái chết, cô đã cảm ơn anh rối rít và nhận lời lấy anh ngay. Đây là hành động phiêu lưu, ngược với tính thận trọng của anh....Nhưng tình yêu đã làm cho anh không còn biết sợ nữa.


Hồi ấy anh dậy vào lúc một giờ sáng. Mới đầu mùa đông mà trời đã lạnh buốt. Anh co người trong chiếc áo bông dày cộp, mang xà cột vào thẳng nhà giam. Ở đây anh bố trí một cốt cán của anh canh gác. Thật ra nó là một con người đần độn, nói trước quên sau.


Anh tính toán, nếu nó thức anh sai nó đi công việc gì đấy....Tất nhiên, nếu có gì, không ai tin cái thằng khố rách ấy. Và nó chắc chắn sẽ vào tù vì can gián vào vụ giải thoát phản động. Và nếu nó ngủ....Quả thật, nó đã nghủ, ngủ rất say, ngáy như ...bò rống.
Thuật đã mở cửa nhà giam, gọi Công ra, nói thẳng:


- Đồng chí đi đi. Đừng bao giờ trở lại mảnh đất này nữa...Trời lạnh đấy, nhưng gắng lội qua bên kia sông, coi như thoát....


Công vẫn chưa hiểu gì cả. Lâu nay anh đang chuẩn bị cho mình một cái chết đúng tư thế của một người cộng sản.
- Đây là vì tình bạn, tình đồng đội, tình đồng chí, tớ mong cậu tìm một mảnh đất khác...Tớ quý cậu, thương cậu thật lòng đấy.
- Anh không lừa dối tôi đấy chứ, anh Thuật?


- Giữa chúng ta đã có bao nhiêu kỷ niệm của một thời lý tưởng. Cậu là người đã cứu sống tớ, ơn tớ không trả, nỡ nào tớ lại lừa dối cậu. Cậu hãy đi đi, đi thật xa, đi đến một vùng rừng núi nào đấy....Hãy tạo lập một cuộc sống khác.


Trong đêm tối, bóng Công nặng nề đổ xuống nền nhà giam. Đầu anh cúi xuống, suy nghĩ....
- Cậu vẫn chưa tin tớ ư? Thuật lại rì rầm trong tiếng ngáy ồ ồ của người gác nhà giam. Tớ lừa câu để làm gì? Tội xử tử là hình phạt cuối cùng đối với một con người. Bản án tớ đã thông qua sau một cuộc xét xử của ông bà nông dân hôm nọ, sẽ được thi hành ngay ngày mai. Việc gì tớ phải đi lừa đồng chí...

- Cảm ơn anh nhiều lắm anh Thuật ạ. Bây giờ tôi mới hiểu anh là người tốt. Tôi thật có lỗi với anh.


Công đã cảm động đến rưng rưng. Sau này anh mới kịp nghĩ con người trong cơn tuyệt vọng, giữa lúc bước sang một thế giới khác, thường có những tâm trạng ngây thơ, dễ tin và dễ xúc động như một đứa trẻ con.


- Tớ chúc cậu may mắn. Nhớ đừng bao giờ trở về nữa.


- Đúng, anh là vị cứu tinh của tôi....Tôi chỉ có một nguyện vọng là nhờ anh cưu mang giúp vợ con tôi. Tôi tin cô ấy còn thương yêu tôi, chẳng qua vì một nhẽ nào đấy buộc cô ấy phải.....


- Thôi, đồng chí lên đường đi. Đừng bao giờ nghĩ đến việc trả ơn. Đồng chí với nhau mà ơn với huệ cái gì. Đồng chí luôn nhớ rằng, lúc nào đồng chí cũng luôn mang bản án....Phải lẩn trốn, phải đổi tên, đổi họ.


Khi Công đã đi rồi, anh bấm ổ khóa lại, ngồi xuống bên đống dấm một lúc lâu. Anh cốt nông vẫn ngáy pho pho y hệt ống bễ lò rèn. Anh mỉm cười nửa miệng, nghĩ: Cái đồng chí cốt cán này thật xứng đáng. Loại này làm cách mạng bảo đảm trăm phần trăm thắng lợi. Phá gì bọn họ phá không nổi....


Từ đấy anh trở thành ân nhân của Công. Và anh đã thực hiện đầy đủ những gì Công gửi gắm: “Cưu mang vợ con” Công thật lòng.


Lúc đầu, quả thật anh cũng chẳng ghét bỏ gì thằng Linh. Tuy không yêu thương nó như con đẻ, nhưng anh cũng đã làm trọn nghĩa vụ của một người cha dượng nuôi nó như một trách nhiệm. Nhưng rồi, càng lớn lên, nó càng làm anh khó chịu. Thật tình cũng không hiểu vì sao càng ngày anh lại càng khó chịu mỗi khi gặp nó hoặc nghĩ đến nó. Cho đến bây giờ, anh vẫn hiểu Trang chưa yêu anh thật lòng. Dường như cô ấy dồn hết tình cảm cho thằng bé. Anh ghen với nó ư? Anh không dám thú nhận điều ấy. Nhưng quả thật anh rất khó chịu khi bắt gặp mẹ con cứ thì thụt, cứ rầm rì to nhỏ. Anh rất bực mình mỗi khi bắt gặp cô ấy gắp thức ăn bỏ cho nó.... Phải thừa nhận rằng cô ấy thương yêu, quý trọng nó hơn chính anh. Hoặc cũng có thể, cái sự khó chịu ấy bắt đầu từ những hồi tưởng của anh về Công, người bố đẻ của chính thằng con riêng ấy.


Hồi còn ngồi trên ghế nhà trường ở Hà Nội, Công luôn luôn là một học sinh xuất sắc, một cây văn nghệ nổi tiếng. Ngược lại, Thuật là một cậu bé lười nhác, cứ cầm đến cuốn sách là ngủ gật. Cuối năm bao giờ cũng bị thầy giáo nêu lên làm khuôn mẫu cho sự ngu dốt. Cuối cùng Thuật đành phải bỏ học trở về làng....


Và số phận lại cuốn cả hai vào dòng thác cách mạng. Ở môi trường mới này, Thuật lại phát huy được tất cả mặt mạnh của mình. Anh không ủy mị tiểu tư sản như Công. Anh đoạn tuyệt với thời học sinh xa xôi kia. Anh cứng rắn và luôn nghe theo cấp trên. Anh trở về cái thành phần cố nông cơ bản của anh. Cần đấu gục ai là anh đấu đến cùng. Được cái trời phú cho anh cái thiên bẩm nói không cần sách. Trứơc lính tráng anh nói thao thao bất tuyệt. Ai cũng nghĩ anh là một học sĩ. Anh không học, không đọc bao nhiêu, nhưng anh biết nghe và biết biến những gì nghe được thành của riêng anh. Tất nhiên không phải anh không nhầm lẫn. Ví dụ có lần anh nói cụ Nguyễn Du đã sáng tạo ra cuốn tiểu thuyết Chinh phụ ngâm làm nhụt nhuệ khí chiến đấu của người lính Cách mạng. Nhưng được cái lính ta hồi ấy, trình độ văn hóa kém, có anh còn chưa biết chữ A tròn hay vuông


Một đồng chí cấp ủy trình độ văn hóa không hơn gì anh, đã mê cái tài hùng biện của anh và đưa anh về công tác cạnh ông. Bất kỳ ở đâu anh cũng tỏ rõ lập trường giai cấp kiên định của mình và dạy bảo mọi người phải luôn luôn cảnh giác trước kẻ thù giai cấp. Theo anh trí thức là “giai cấp” bấp bênh (anh không hề nghĩ mình nhầm lẫn). Cần phải tẫy não giai cấp này triệt để. Và trong tiềm thức, anh liệt Công vào loại “giai cấp” bấp bênh ấy. Mỗi lần nghĩ đến trí thức, anh thường lởn vởn hình ảnh Công với những ganh ghét của tuổi thơ.


Điều anh lo sợ là hai đứa con anh rất quý cu Linh. Anh không để con mình tiêm nhiễm tính xấu của thằng nhóc con ấy. Nghĩ thế, nhưng thực tình anh cũng chưa nhận thức rõ rệt tính xấu của nó là tính gì. Đúng ra, anh rất sợ chia sẻ tình cảm. đối với anh, vợ và con thuộc thế giới riêng biệt của anh, tất cả một mảnh tâm hồn bé nhỏ đến những tình cảm lớn lao. Đối với vợ con anh, anh là thần tượng chứ đâu phải thằng Linh.


Anh rất khó chịu mỗi lần nghe cu Nhân hay cái Oanh thỏ thẻ kể lại bằng sự khâm phục thực sự về anh Linh của nó leo tít trên ngọn xoan, ngọn mít nhà ai đấy bắt xuống cho chúng nó một tổ chim hay hái trộm ở vườn nhà Bận cho chúng mấy quả ổi chin thơm lừng.


Điều quan trọng là anh tự điều chỉnh được tình cảm mình trước vợ con anh. Anh vẫn tự hào về tính tình kín đáo, điềm đạm, tự tin của mình. “Muốn làm được việc lớn là phải biết giấu mình trước đối phương”. Anh lấy câu của đồng chí cấp ủy nọ làm phương châm sống và làm việc của mình. Và điều rõ ràng là anh đã thành công, chưa một lần thất bại.


Chiều hôm ấy anh trở về, vẻ mặt buồn. Trang ra tận cổng đón chồng.
- Sao....anh không đưa được con về ư?


Cả ngày hôm nay chị nóng ruột và hy vọng.....Chị chưa thể nào tin được cái điều người ta quy tội con chị.


Anh nhìn vợ với đôi mắt như van lơn, như xin lỗi. Anh đưa chị vào nhà, nghẹn ngào nói:
- Em thông cảm, anh đã không làm được điều em mong muốn. Em khổ tâm, đau đớn lắm. anh biết thế, nhưng anh cũng nát ruột ra ấy chứ vui vẻ gì. Em đừng bắt anh làm cái gì anh không thể làm được.


- Nhưng mà nó như thế nào? Chị sốt ruộc hỏi chồng một câu tưởng như vô nghĩa.
- Nó như thế nào thì em đã biết rồi.
- Em biết thì em đã không nhờ đến anh.


- Người ta trình bày cho anh xem toàn bộ hồ sơ...Nói chung người ta đã không bắt oan con chúng ta.


- Có nghĩa nó là một thằng ăn cắp, một tên ăn trộm?


- Thôi em đừng hỏi dồn em nữa, khổ anh lắm...Anh hy vọng....
- Hy vọng cái gì bây giờ nữa?


- Hy vọng ở đấy nó cải tạo tốt. Học tập và lao động của chúng nó được tổ chức khá nghiêm túc. Chắc chắn nó sẽ trở nên một người có ích. Anh dừng lại một lúc, rồi sẽ sàng tiếp:
- Chắc chắn nó sẽ về sớm hơn cái thời hạn ba năm của nó.


- Ba năm!


- Em đừng sốt ruột. Anh tin chắc hai năm nó sẽ về. Nhanh thôi em à.
- Nhanh là đối với những người sung sướng, mãn nguyện như anh, còn những người ở trông tù, ba năm là nửa cuộc đời, là 30 năm đấy.


- Có thư của con đây. Em xem đi. Nó đâu đến nỗi khổ như em tưởng.
Đêm ấy, anh lại tiếp tục động viên, an ủi chị. Anh phân tích cho chị rõ đấy không phải là nhà tù như chị nghĩ.


- Đấy là một trường học – vừa học vừa làm – dành cho những đứa trẻ mà do hoàn cảnh nào đấy thiếu sự chăm sóc, giáo dục chu đáo của cha mẹ, và nhà trường. Xem thư nó, em thấy rồi đấy.


- Anh đúng là một nhà tuyên truyền. Sao nói cũng hay. Nhà tù, trại giam mà cũng như thiên đường.


- Em đừng nói thế. Sống với anh hai mặt con rồi, chẳng nhẽ em không hiểu được tấm lòng của anh ư? Nhưng....hoàn cảnh nó thế, biết làm sao bây giờ...Em thông cảm, quả thật anh bận quá, suốt ngày đêm....


- Anh chỉ biết lo cho cái ghế của anh thôi.
- Mình là đầu não một huyện. Chuyện lớn chuyện bé gì lại không để tai mắt vào...Đấy em xem, còn chút thì giờ nào anh đều dành trọn vẹn cho em và cho con....

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 07

Chị hiểu anh yêu chị chân thành. Gần như anh không để chị phải lo thiểu thốn một điều gì. Những hôm chị ốm đau, anh bồn chồn, lo lắng, chạy hết thầy này thuốc kia, thậm chí anh còn bắt cả bác sĩ trên phòng y tế về trực tiếp săn sóc cho chị. Anh lo cho chị từng hạt gạo thơm đến mảnh vải hoa mà anh thấy đẹp. Nhiều bữa anh xách cả nước cho chị tắm, và đứng hồi lâu nhìn qua khe cửa chiêm nghiệm cái thân thể đẹp đẽ, hấp dẫn đến mê mẩn của chị. Chưa một lần anh chán chị. Còn chị, chị cũng đã cố gắng hết sức đến với tình yêu của anh. Nhưng không hiểu sao cái khoảng cách ấy không ngắn lại mà ngày càng xa thêm. Càng ngày anh càng bộc lộ cái mặt bên trong ra trước chị. Hình như, ở con người mà chị đang chung đụng này đây, có một cái gì đó hết sức khó hiểu, nó vừa thật, rất thật, nhưng lại vừa giả, giả đến thành đểu. Anh song phẳng, nhưng lại thâm hiểm đến tàn bạo. Anh yêu chị một cách ích kỷ và căm thù tất cả những ai chia sẻ tình yêu đấy. –Kể cả đứa con riêng người đồng chí của anh.


- Anh biết em chưa tin tưởng những gì anh nói. Biết làm sao, cái dở là anh chưa đủ chứng lý để thuyết phục em....Thôi được, anh sẽ cho các đồng chí ở trại mang hồ sơ của nó về để em tận mắt xem.


Ba hôm sau, đi về vẫn gương mặt ít xúc cảm ấy, lặng lẽ anh đưa cho chị tập hồ sơ về “phạm nhân” – Vũ Linh.


Cầm tập giấy có đóng dấu tuyệt mật ở ngoài bì, chị ngao ngán. Hết hồ sơ về chồng lại đến hồ sơ về đứa con riêng. Không có gì đau xót bằng phải nhìn rõ tận mắt những tội lỗi của chồng con mình.


Lần đầu chị định không xem. Đằng nào thì nó cũng đi tù rồi. Đằng nào cũng hai ba năm nữa nó mới về. Nhưng rồi trí tò mò bắt chị không dừng được. Chị ngạc nhiên khi hiểu rằng người ta đã hiểu nó hơn chị. Từng dòng một ghi rất rõ ngày giờ nó mở khóa, cạy tủ lấy tiền nhà ông Bân. Cầm số tiền ấy nó ra chợ định mua gì thì bị bắt...Dần dần chị nhận ra rằng, chị chưa hiểu gì về nó cả. Cũng như bố nó, chị chỉ hiểu nó qua cảm nhận của tình thương. Từ tình thương, chị hình thành trong tâm khảm mình những hình ảnh hết sức tốt đẹp.


Bây giờ thì chị bị đổ vỡ hoàn toàn....


Những lúc ấy, Thuật là người hiểu được tâm tư, tình cảm cùng những khát vọng của chị. Anh lại đến với chị, vực chị dậy bằng chính tình yêu chân thành của mình.


Mãi hơn một tuần sau chị mới hồi phục. Chị thật sự biết ơn Thuật. Nhưng dường như tình cảm của chị cũng chỉ dừng lại đến đấy. Chị sống với anh chân tình hơn. Chị bớt đi những đòi hỏi mà anh không làm nổi. Khi anh đi làm về vất vả, chị săn sóc anh như một người vợ yêu thương và thông cảm chồng.


Nhưng, đấy cũng chỉ là bề ngoài. Toàn bộ trái tim mình, chị vẫn hướng về Công với những nỗi vui – buồn, đau khổ, thất vọng....Đêm đêm sau những chịu đựng chung đụng với anh, những dòng hồi ức về mối tình cũ lại trỗi dậy, dày vò chị.


Dường như mỗi lần như vậy, đôi mắt Công – đôi mắt đằm thắm, ngọt ngào và trung thực lại hiện về trong ký ức chị. Đôi mắt ấy không cho phép chị nghi ngờ bất kỳ điều gì về anh, kể cả lòng chung thủy. Nhưng tại sao....Chị nghĩ trong hai người bạn, hai người đồng chí ấy phải có một người trung thực và một tên đểu giả.


Mỗi lần nghĩ về Thuật, chị lại nghĩ về cái tập hồ sơ với những chứng cứ rất cụ thể, cùng tình yêu chân thnàh của anh.


Dòng suy tư lại bắt chị hướng tìm một người thứ ba nào đấy, đã dựng lên một bản án để phá hoại hạnh phúc và tình yêu của chị. Con người thứ ba ấy chị đã dò tìm bao năm tháng, nhưng không có cách nào tìm được. Cuối cùng cấu hỏi thật – giả lại trở về với Công, người mà chị đã nhận, lần đầu tiên trong đời người con gái mối tình nồng nàn, mối tình tưởng không có gì phá vỡ nổi.


Lần cuối cùng Công ôm chị trong căn nhà trước đây mẹ anh đã sinh ra anh, ngập ngừng nói:


- ....Anh cảm thấy hình như chúng mình sắp phải xa nhau.
- Sao thế anh? Chị ngạc nhiên hỏi lại.

Anh thở dài:


- Anh cũng không hiểu vì sao anh lại suy nghĩ như thế....
- Tính anh hay lo xa, hay nghĩ ngợi...


- Không phải thế đâu em à....Anh lại thở dài và tiếp,
- Mọi linh cảm đều có tính dự báo.


Chị còn nhớ, chính vào lúc ấy chị đã ôm chặt lấy anh như sợ ai cướp đi của chị người chồng yêu thương nhất mực.


- Không việc gì cả, đừng suy diễn. Chị nói cứng.
- Anh muốn chuẩn bị trước cho em....
- Chuẩn bị cái gì?


- Nếu mọi sự êm đẹp thì đấy là điều may mắn. Còn nhỡ có việc gì bất trắc...thì chúng mình cũng đầy đủ bình tĩnh mà đón nhận. Em không nghe khắp nơi người ta đưa bao nhiêu đồng chí và gia đình đồng chí mình ra đấu tố, và hành quyết đấy ư? Anh không hiểu sao ta lắm kẻ thù giai cấp thế không biết nữa. Có điều gì làm anh ngờ ngợ.
- Em hỏi thật, anh có làm điều gì sai trái không?


Anh im lặng nhìn chị, vẫn cái nhìn trung thực và gương mặt thông minh ấy, nhưng hơi buồn.
- Anh nói đi. Chị sốt ruột. Đừng giấu em nữa...


- Anh hơi ngờ ngợ anh Thuật...Chính anh ấy đã khuyên anh về thăm em và anh ấy hứa sẽ ém lại chờ anh. Anh ấy đã không giữ lời hứa....Hồi bé, mẹ nuôi anh vất vả lắm. bà đã đi coi số cho anh. Ông thầy nói số anh sẽ bị bạn phản. Hồi ấy và cả những năm sau này, bà luôn căn dặn anh cẩn thận với bạn bè. Anh không tin. Nhưng giờ thì....anh nghĩ có thể ông ấy nói đúng....Em biết đấy, Vũ Thuật bây giờ là đội trưởng một đội cải cách ruộng đất.


- Muốn bắt người đâu phải dễ, phải đầy đủ hồ sơ, chứng cứ...


- Khi người ta đã nắm quyền lực, cái gì mà họ không tạo ra được. Ông chủ tịch xã bên, bạn anh đấy. Nằm hầm, ăn cơm vắt, lăn lộn suốt cuộc kháng chiến, cuối cùng phải chịu chết trứơc bà con nông dân của mình, những người đã từng vì họ mà anh chiến đấu.


- Thế thì đời này loạn! Em không tin, em không tin...Thôi anh đừng nói nữa. Nghĩ chuyện lành không nghĩ, cứ nghĩ cái chuyện dữ....Không ai bắt được chúng mình phải xa nhau cả. Ngủ đi anh.


Chị xốc năm ngón tay lên mái tóc cắt ngắn của anh ngãi ngãi như ru anh vào giấc ngủ.
Nhưng anh vẫn không ngủ đựơc. Anh lại ôm ghì lấy chị như sợ ai đấy rứt anh ra khỏi tình yêu đang bị thử thách. Và hôm ấy, lần đầu tiên, chị bắt gặp ở anh những dòng lệ ấm nóng, nó như từ một nguồn suối của tình cảm đang nứt rạn, tràn ra. Chị còn nhớ như in, trong cuộc chia tay lần ấy, chị ở lại Hà Nội, anh lên chiến khu, chị đã không kềm được tiếng khóc. Không hiểu sao chị lại khóc như đứng trước cuộc vĩnh biệt....Lúc ấy anh lau nước mắt cho chị và dỗ dành:


- Em đừng khóc nữa. Anh không sợ quân thù. Anh không sợ gian khổ. Anh chỉ sợ tiếng khóc người phụ nữ. Tiếng khóc làm anh mềm lại....


Anh là thế. Thuật cứng rắn hơn. Bao nhiêu lần chị bắt gặp những người mẹ, những người chị, những cô em gái đến nhà kêu oan về một điều gì đấy và khóc than cho nỗi tan tác lòng họ, mặt Thuật không một chút xúc cảm, vẫn lạnh băng.


Trong một đêm, không ghìm được cơn xúc động chị hỏi anh:
- Sao anh không biểu hiện một cảm giác nào trước các cô gái ấy thế?
Thuật đã trả lời với chị, rất thật:


- Làm thằng đàn ông mà lại đi mủi lòng trước tiếng khóc của các bà, chỉ có là thằng đàn ông mặc váy.


.....Chị hòan toàn không ngờ đêm ấy, người ta vào lôi Công đi. Anh bình tĩnh chia tay chị. Ngược lại chị bàng hoàng. Sợ quá. Sợ đến run lên, không dám khóc. Chị giương tròn đôi mắt không một giọt lệ, đôi mắt của thần chết nhìn anh ra đi trong tư thế nhục nhã của một người tù, hai tay bị trói...


Không hiểu có sự sắp xếp nào của số mệnh hay không, mà hơn mười năm sau, chị lại như người mất hồn, vẫn đôi mắt khô khốc của thần chết ấy, nhìn đứa con riêng của anh ra đi...Và đằng sau vẫn là hai du kích và một công an ấy.


Một lần nữa chị lại có trong tay tập hồ sơ với đầy đủ chứng cứ về tội lỗi của người thân yêu nhất đời chị. Coi như đây là ngươif cuối cùng trong dòng họ anh ấy. Cũng như hồi nằm bên Công, chị lại trăn trở trước một câu hỏi: chẳng nhữ người ta lại dựng ra được một hồ sơ về một vụ án với những chứng cứ cụ thể, rõ ràng như thế ư?


Và lần này, chị hỏi thẳng Thuật, người có quyền lực nhất trong cái huyện này.
- Anh cứ nói thật, ai đã dựng lên cái tập hồ sơ này?


Thuật không trả lời chị ngay. Anh rít cho xong điếu thuốc, ném tàn thuốc vào cái gạt bằng thủy tinh ngoại, điềm đạm trả lời vợ:


- Đã là chứng cứ thì làm sao mà dựng lên được. Sao em hỏi kỳ lạ thế?
- Quyền lực ở trong tay, cái gì mà các người không dựng lên được....Chị nhắc lại câu chồng trước chị đã tâm sự.


- Em ngây thơ quá. Em không hiểu gì cả. Chứng cứ là sự thật. Không có sự thật không lập nên chứng cứ và hồ sơ được. Và lập hồ sơ là do viện kiểm sát, tòa án, công an...Đâu phải một ai....Tập thể em à.


- Em không tin cái sự công bằng của các người, em không tin cái tập thể của các người.
- Em phải tin sự lãnh đạo của Đảng, chứ em?
- Trong huyện này, Đảng là anh chứ còn ai nữa?


- Sao mình anh mà thành Đảng. Còn các phó của anh, các đồng chí các ban ngành....
- Họ đều dưới quyền anh....Ai dám không nghe anh....


- Dân chủ mà em, bình đẳng mà em....


- Em còn lạ gì cái dân chủ trong sự lãnh đạo của các anh...


- Chỉ vì chuyện thằng con riêng....nhỏ bé thế mà em nói toàn những chuyện như bọn phản động, bọn chống Đảng. Đừng dại dột nói như thế nữa em nhé. Người ta nghe được, không khỏi...


- Anh định đưa cái trò chết chém. Ra dọa em chứ gì...Toàn là ảo thuật cả....
Cuộc tranh luận càng lúc càng gay gắt cho đến khi anh chấp nhận cứ ba tháng phải đi thăm thằng con riêng ấy một lần, chị mới chịu yên lặng để anh ngủ.

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 08

Lần đầu tiên cu Linh bị ném vào một căn buồng nhờ nhờ như bóng ma. Em hình dung đến cái địa ngục nào đó trong truyện cổ tích. Một mùi xú uế, em không thể diễn tả đấy là mùi gì, nhưng nó làm em lờm lợm phát nôn. Nó vừa thôi thối, vừa tanh tanh, nằng nặng từng lúc cứ kéo ruột gan em ra.


Linh đứng một lúc lâu trong căn buồng kín bưng, ánh sáng chỉ lọt qua yếu ớt trên những lỗ tò vò quanh bức tường xây khá cao.


Dần dần em mới nhận ra xung quanh mình là một đám trẻ con cùng tuổi, cho choi, trần như nhộng, không biết mấy chục đứa, chen chúc, nói cười, chửi bới tục tĩu. Nhiều lúc em không rõ chúng nói gì, bởi trong kho từ vựng ít ỏi của mình em chưa một lần gặp. Đấy không phải là tiếng ta, cũng không phải tiếng Tây – em tin như thế. Nghe là lạ, thô thiển quái dị thế nào ấy. Sau này em mới hiểu đấy là ngôn ngữ của đám bụi đời, chuyên móc túi, cướp giật…


- Hề, chĩa đâu, ba cà thạo (tiền đâu, nộp mãi lộ cho tao). Giọng một thằng trạc tuổi Linh khạc ra đắng nghét nhưng đầy uy lực.


Em ngơ ngác chưa hiểu gì, nhìn thẳng vò mắt nó.
- Thằng này láo! Nhìn gì tao?


Một cái tát xoáy vào mặt Linh. Bất ngờ quá, em không tránh được. Em choáng váng. Cố trấn tĩnh, em chồm tới, nắm chặt nắm đấm, giáng thẳng vào mặt cái thằng mới vừa đánh em. Bây giờ thì em nhận ra nó cũng dáng tầm tầm giống em, trên mặt có ba vết sẹo dài. Thậm chí em còn kịp so sánh em còn cao hơn nó một tí, khỏe mạnh hơn nó một tí. Nhưng thằng kia đã tránh được và cú đấm hụt đã làm em chao đảo, sắp ngã.


Đối với Linh, đây là lần đầu tiên nó bị bọn cùng lứa bắt nạt. Nó ít nói nhưng nó rất cục mỗi khi có ai đó đụng đến danh dự nó. Trong trường, bọn trẻ con sợ nó một phép, mặc dù nó ít khi đánh nhau với đứa nào. Dường như chỉ một lần nó đánh con ông Bân nhà hàng xóm. Thằng này hơn nó một tuổi, chuyên bắt nạt bọn trẻ con ít tuổi hơn. Lần ấy nó xúc phạm đến bố em. Và em đã dạy cho nó một bài học đích đáng: gẫy luôn một lúc hai răng cửa.


Và bây giờ… nó hiểu thằng này không phải như thằng con ông Bân hàng xóm. Sau cú đấm hụt ấy, nó bị mất thăng bằng. Vào lúc ấy, nó bị một cú đá nữa, một cú đá ác hiểm và cũng hoàn toàn bất ngờ. Nhưng nhờ có thể tấn khỏe mà nó có thể hoàn toàn trụ vững được. Nó bình tĩnh lại và thấy, với đối thủ này không thể vội và được, phải biết vờn nhau, đưa nó và những thế bất ngờ nhất.


Sau này cu Linh mới hiểu đấy là một tay anh chị nổi tiếng về mọi mặt, kể cả trò chôm chỉa
Hôm ấy cả “lô” chứng kiến một trạn ẩu đả dến hồi hộp. Tất cả đều công nhận thằng Linh, tuy “lính” mới nhưng không phải tay vừa. Nó cho thằng Bảy Thẹo nhiều quả xoáy cũng ác. Nhưng thàng Bảy Thẹo, nhờ sức lì vốn có, nó đã cho thằng Linh “đo ván”.


Hai mắt cu Linh sưng như hai quẩ ổi, bàm đen, cằm vênh ra, môi sưng húp, máu me, dãi dớt dầm dề…
- Lôi tấn cẩu! Bảy Thẹo ra lệnh và lập tức có hai “đệ tử” nắm chân cu Linh lôi về phía đầu nhà.


Cu Linh nằm mê man, không biết đến bao lâu. Khi tỉnh dậy, việc đầu tiên của nó là đưa chiếc lưỡi khô cứng liếm quanh môi. Vị giác hãy còn tốt, bởi nó nhận ra chất gì đấy mặn mặn. Bây giờ thì nó cố gắng đưa tay lên mặt. Ôi! Cánh tay tê buốt, nhức nhối. Nhưng rồi nó nhích dần từng tí, từng tí một và cuối cùng nó cũng sờ được lên mặt nó. Nó nhận ra mặt đầy nước. Chắc là một thằng tốt bụng nào đấy dã dội nước để nó tỉnh lại. Nó đưa một ngón tay vào mũi và một lần nữa đưa lười ra “thử” lại. Vẫn cái vị mặn ấy – Bây giờ nó chắc chắn có thằng nào đã đái vào mặt nó – một thằng ác. Nhưng cũng may, nó nghĩ thế, dường như nhờ cái bãi nước đái kia mà nó đã tỉnh lại.


Đêm ấy, dần dần, nó nhận ra nó nằm cạnh cái xô phân và nước tiểu. Cái mùi khai thối càng lúc càng làm nó ngột ngạt. Nó cố xê dịch cái thân nó đi chỗ khác, nhưng nó đã bất lực. Toàn thân nó là một khối ê ẩm, nặng nề, tê buốt.


Không biết đêm nay,mẹ nó, em nó có nhắc gì đến nó không. Thế nào hai đứa em cũng nhớ nó. Ở nhà, bao giờ nó cũng tìm cách làm cho hai em nó vui vẻ, lúc nào cũng ríu rít gọi nó như chim con gọi mẹ. Mỗi lấn đi học hay đi đâu xa, bao giờ nó cũng bồn chồn và nôn nóng trở về ôm lấy hai đứa em, nghe thằng Nhân kể những câu chuyện thật buồn cười, còn cái Oanh thì cứ bíu và cổ nó, nét mặt mừng rỡ trông thật dễ thương. Tình cảm ba anh em nó do người mẹ vun đắp, từ lúc nào đã gắn chặt với nhau những niềm vui và hòa vào nhau những nỗi buồn. Nhất là khi cu Linh bị mẹ rầy hay bị mẹ đét roi vào đít, cả hai đứa mặt buồn xo. Suốt buổi cơm hôm đấy bao giờ cũng trở nên nặng nề. Thậm chí có khi cái Oanh bỏ cơm, mẹ nẹt thế nào cũng không nghe.


Cho đến bây giờ, cu Linh vẫn chưa hiểu mẹ nó là người như thế nào. Tính tình mẹ nó “khi mưa khi nắng” thất thường. Có lúc nó cảm nhận tình thương của mẹ thật nồng nàn. Bà may sắm cho nó không thiếu một thứ gì. Thậm chí có khi ăn, mẹ còn gắp bỏ cho nó món này món khác. Nhưng cũng lắm khi mặt mẹ nó nặng như chì, nom thật khó chịu. Những khi ấy, dù nó không tội lỗi gì, mẹ vẫn lôi những chuyện xa lơ, xa lắc ở đâu ấy ra lấy cớ rầy la, mắng mỏ và khi giận sôi lên bà đánh nó không thương xót như một thứ trả thù.


Trong đau đớn tủi nhục nó hận mẹ nó lắm. Dù sao nó cũng là đứa con không may. Không biết bố nó còn sống hay chết, nhưng cho đến bây giờ, sau bao năm, nó vãn là đứa con không cha. Thậm chí nhiều đứa bạn học còn lôi chuyện bố nó “dinh tê” ra để hạ nhục nó. Đối với nó, đây là nỗi khổ tâm day dứt triền miên. Có một lần, đấy là lần duy nhất, khi từ trường về, gương mặt nước mắt đầm đìa, mẹ hỏi thế nào nó cũng không nói. Chiều ấy nó bỏ cơm. Mẹ tưởng nó bị ốm đau gì, vội lấy hộp dầu cao Trung Quốc xoa bóp cho con và bắt nó phải uống hai viên thuốc cảm. Nó từ chối lắc đầu. Mẹ nó khóc và dỗ dành bằng tình thương của người mẹ. Đến lúc ấy nó mới không kìm được cơn xúc động làm mủi lòng, và chịu nói thật: Thầy giáo đã làm nhục nó bằng cách mắng nó trước cả lớp rằng nó bỏ học nhiều quá. “Em phải nên nhớ rằng, em là con một tên Việt gian bán nước! Cái thành phần ấy, cái lý lịch ấy đáng nhẽ không được ngồi đây đâu. Chúng tôi không nể ông bố dượng cậu là chúng tôi đuổi đấy…”


Đêm ấy mẹ con nó cùng khóc, khóc cho đến khi không còn nước mắt nữa, mẹ nó mới ngập ngừng nói với nó, giọng nhẹ nhàng, nhưng từng lời như có vị đắng của cuộc đời.
- Con ạ, đáng nhẽ mẹ nói với con điều này từ lâu rồi. Nhưng mẹ không đành. Bởi mẹ muốn giữ cho tâm hồn con trong trắng, không gơn chút bụi mờ nào của cuộc đời chua chát ở trần thế. Bố Thuật không phải bố đẻ của con. Bố con tên là Công: Thiên Minh Công. Nhưng oái ăm thay, cuộc đời bố con đầy rẫy những đắng cay. 

Cho đến giờ mẹ vẫn tin bố con là người tốt, dám xả thân cho Cách mạng. Trong chiến thắng của cuộc chiến tranh vừa qua để có hòa bình ngày hôm nay mà mẹ con mình đang hưởng, có phần đóng góp đáng tự hào của bố đẻ con. Nhưng… điều này thật khó nói, nhưng con trai mẹ cũng lớn rồi, mẹ sẽ không giấu diếm con nữa. Hồi ấy trên con đường đi công tác… Và điều quan trọng là con ra đời. Cả hai bố mẹ đều không ân hận gì về việc đã sinh ra con. Ngược lại ai cũng thấy đấy là niềm vui thiêng liêng của mình. Đặc biệt là hai bên nội ngoại con. Nhất là ông nội con – bà nội con mất sau ngày hòa bình vì một cơn đau tim đột ngột. Ông nội nhiều lần đòi đưa con về quê và nói cho con rõ mọi chuyện. Ông nói:”Bố không còn sống được bao lâu nữa. Bố muốn nhìn thấy thằng cháu đích tôn của bố…” Ông con bị quy đại chủ và bị giam cầm, hành hạ. Mãi khi sửa sai, ông con mới được hạ thành phần và được thả ra… 

Sau đấy một năm ông con mất. Nhưng mẹ không chịu với lý do cố giữ cho cuộc sống êm ả thường nhật của tuổi thơ, đừng làm xáo động, đừng gây cho con những gì xúc động, những gì làm con nghĩ ngợi… Tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng, mẹ hoàn toàn không muốn chấm vào đấy một vệt mực nào, làm hoen ố tờ giấy ấy…

Sau khi đưa mẹ về quê được ít lâu, người ta bắt đầu lập lại lý lịch gia đình ông nội con và bố con… Một hồ sơ về vụ án bố con đã được xác lập khá công phu. Người làm việc này là bố Thuật của con. Hồi ấy không ai thay ông được, bởi ông là đội trưởng đội cải cách ruộng đất. Nhưng rồi cũng chính ông, chứ không ai khác, đã can đảm giải thoát cho bố Công của con. Lớn lên con sẽ hiểu, mẹ đã chấp nhân lấy người ân nhân của bố đẻ con ấy chính là cái nghĩa phải trả con à.


Về bố Thuật, mẹ chưa thấy dù là một gợn nhỏ sự nhỏ sự thiếu tôn trọng nào đối với mẹ con mình. Ông ấy để tùy ý mẹ lo lắng, sắm sanh cho con – Hoàn toàn ông ấy không can thiệp vào tình cảm mẹ con mình.


- Có mộ lần – Linh ngắt lời mẹ - khi bố xem vở của con và cu Nhân, con thấy bố nhìn con sao lạ quá. Con không biết nói như thế nào nữa, nhưng dương như bố khó chịu sao ấy mẹ ạ.


- Không phải đâu con ạ, tính ông ấy thế, đối với ai cũng một cái nhìn lạnh lùng…


Trang dừng lại, nhìn thẳng vầ gương mặt con trai. Nước mắt đã ráo từ bao giờ trên gương mặt nó. Nó không nhìn vào chị, nó nhìn vào một nơi nào đấy xa xăm. Chị biết những lúc như thế là những lúc nó nhiều nghĩ ngợi. Có lúc đôi lông mày nó co rúm lại, và đôi mắt nó như người lớn dữ dội, quyết liệt. Nhưng cũng có những lúc nó như mốn khóc và chị hiểu nó đã dùng nghị lực để giữ không cho tiếng khóc bật ra như thế nào. Nó là một thằng bé sống bằng tình cảm. Nhưng cũng chính nó là một thằng sống bằng nghị lực lớn lao, bằng sức mạnh của lý trí.

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 09

- Con ạ! Chị lại tiếp cái mạch chuyện đang còn dang dở với con trai. Không hiểu sao chị vẫn coi như mình đang nói chuyên với một người bạn cùng thế hệ. Chị nói như trút nỗi lòng, trút nỗi dằn vặt và hy vọng nỗi lòng chị sẽ nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, thanh thản hơn.


Mẹ đã hứa, mẹ sẽ không giấu con điều gì. Mẹ chỉ mong con hiểu cho mẹ, thương và thông cảm cho mẹ. Người mẹ nào lại chẳng thương con. Có điều đôi lúc mẹ trở nên bất thường, mẹ không còn là mẹ nữa. Lúc ấy mẹ nghĩ về bố đẻ con khác đi. Mẹ tin bố con không phải vì thương nhớ mẹ mà đi “dinh tê”… Hình như ở con người lúc nào mẹ cũng nghĩ là trung thực này có điều gì mờ ám. Mẹ chưa dám tin bố con có tham gia tổ chức chống phá Cách mạng nào đấy. Nhưng nếu có như thế thật thì nhục, nhục lắm con à. Và điều này nữa… Dường như bố con có mê một cô văn công nào đấy. Bố con là một cây văn nghệ lại đa cảm, đa sầu và đa tình… Những lúc như thế, mẹ sôi lên, cứ muốn trả thù…


Điều đau xót và tội lỗi là mẹ đã trút hết tất cả sự phẫn uất ấy lên đầu con. Để rồi, con biết đấy, đêm nằm mẹ lại ân hận, lại khóc.


Trở về trước mẹ lại là ánh mắt của một người con trai mười tám, thông minh, rất thông minh và trung thực, rất trung thực. Nếu trên đời này, duy nhất chỉ có một người trung thực, mẹ sẽ không ngần ngại mà nói rằng, người ấy không ai khác ngoài bố Công của con. Thế thì do đâu có sự qui chụp và vu khống này, thật lòng mẹ chưa hiểu nổi. Nhiều lần mẹ đã tự lục vấn mình, không ít lần mẹ kín đáo dò xét, nhưng mẹ đã bất lực. Tất cả hồ sơ về vụ án bố đẻ con rất dày, được lưu trữ ở tỉnh. Những lúc sờ đến tập hồ sơ này mẹ lại bỗng dao động, lòng mẹ như xát muối. Và mẹ lặp lại câu hỏi mà bao nhiêu đêm thao thức trăn trở mẹ đã hỏi: bố Công của con thật thế ư? Và mẹ lại chống chế trả lời cho chính lòng mẹ. Không ! Bố của con không bao giờ như thế.


Và một câu hỏi tiếp theo lại đặt ra trong tâm trí mẹ: Thế thì cái nhà nước mà mẹ và con đang sống này như thế nào? Những lúc ấy mẹ nghĩ đến bác Phương. Bác Phương cũng là bạn của bố con. Hôm nọ bác có đến thăm mẹ con ta. Bác Phương hiện vẫn đang công tác trong quân đội. Mẹ rất tin những người như bác ấy. Bác có hé cho mẹ hiểu, cái hồ sơ về bố con dường như – bác vẫn chưa khẳng định – thật giả ít nhiều. Mẹ tin rằng thời gian sẽ cho mẹ hiểu. Nhưng nếu đời mẹ, mọi việc vẫn còn bị bưng bít, vẫn còn trong bí mật của bóng tối thì đến đời con – mẹ mong, mai sau lớn lên, bằng mọi giá, con phải tìm ra sự thật. Dù là thời nào, sự giả dối đều không sống được lâu trong bóng tối, nó sẽ phải được phơi ra trước ánh sáng con ạ...


Sau lần ấy, cu Linh bỗng thấy mình lớn lên, và tính tình em bỗng trở nên khác lạ. Cái hồn nhiên, sôi nổi của trẻ con mất đi, và thay vào đấy là tính tình trầm lặng, vui buồn được giấu kín. Em thương mẹ hơn. Lòng thương hai đứa em vẫn không thay đổi. Duy chỉ có tình camrem đối với bố Thuật là có khác. Vậy là bọn trẻ con chúng nó nói đúng. Bố nó đã “dinh tê” và bố Thuật là bố dượng. Nó bắt đầu để ý một cách xét nét từng chi tiết của bố Thuật đối với nó: từ một thái độ khi ông không bằng lòng một việc gì đấy, đến nét mặt khi ông quan sát mấy anh em nó chơi đùa… Nó không thấy gì hơn ngoài cái ánh lạnh lùng khó hiểu của đôi mắt, của nét mặt ông.


Bây giờ thì em tin một cách chắc chắn rằng bố em bị oan như em. Người ta dựng hồ sơ em ăn cắp để truy tội em như thế nào, người ta cũng dựng hồ sơ về bố em như thế. Có thể hai con người này là một. Mẹ mong muốn mai sau lớn lên em sẽ tìm ra sự thật, cốt để minh oan cho bố. Nhưng bây giờ thì em đã bị bắt, bị nhốt vào trong cái trại giam này, biết có còn sống để trở ra được không. Đêm qua em bị Bảy Thẹo đánh cho một trận đòn nhừ tử. Hắn đúng là một tên ghê gớm. Dường như nó có võ thật. Nó đánh cú nào ra cú đấy. Đứa nào cũng sợ nó một phép…


Ý nghĩ triền miên đưa em qua mọi cảnh đời, qua mọi cản trở, đánh giá và nhận định... Đột nhiên em nghe có tiếng bước chân ai lại gần… Em cố mở mắt, nhìn xem. Nhưng đôi mắt sưng húp không cho em mở. Vừa lúc em nghe có vòi nước rót vào mắt em. Không phải là nước lã mà là nước giải. Thằng nào ác quá. Chẳng nhẽ nó nhìn mặt mình lại ra cái xô đại tiểu tiện à? Em cố la lên. Nhưng âm thanh chỉ là những âm tiết rời rạc, vô nghĩa. Đái xong nó xong đá vào chân, vào mông em mấy đá.


Thàng này vừa đi, thằng khác lại đến. Sợ quá em cong người lại, cố nằm sấp xuống, tránh những cái vòi nước bất khả rót vào mặt.
Nhưng thằng này không đái, nó mắng thằng kia.


- Sao mày ác thế!
- Mày bảo ai ác?


- Tao nói mày. Sao mày đái vào mặt nó. Mày không thấy thằng Bảy Thẹo đánh nó sắp chết rồi à? Xuống âm phủ nó sẽ báo thù mày đấy.


- Tao không sợ. Tao phải đái thế cho nó tỉnh lại. Nước đái là thuốc trị bệnh tốt lắm, mày không biết sao. Hồi ở nhà, mỗi lần tao vấp ngã, chảy máu, sưng chân mẹ tao bảo phải đái rồi bóp đi… Tao làm thế và khỏi.


- Thôi đừng bào chữa cho cái trò nghịch ác của mày nữa. Mày thương nó, sao mày không đái ra cái ống sữa bò mày vẫn dùng để uống nước ấy, để thoa bóp cho nó.


Sau này Linh đã biết tên người bạn tốt bụng kia là Hòa. Suốt đêm Hòa đã dùng lọ cao Trung Quốc của mình để thoa bóp các chỗ đau cho Linh.


- Ở đây ai cũng đầu hàng thằng Bảy Thẹo. Thằng Hòa tâm sự. Không chống lại nó đâu. Bọn này phải tôn nó làm vua. Tất cả của ngon vật lạ người nhà tiếp tế cho phạm, phạm đều phải nộp cống cho nó trước rồi mới dám ăn. Thậm chí nhiều đứa đi ngang qua trước nó mà không cúi đầu, cũng bị nó đẫn. Nó đã đẫn thì đau lắm, phải nằm mấy ngày mới dậy nổi.
- Mai tớ sẽ báo cáo ban giám đốc. Đấy là những tiếng đầu tiên của cu Linh sau trận đòn của Bảy Thẹo.


- Tớ khuyên cậu hãy ngậm chặt miệng lại… Giám đốc trại sẽ giam Bảy Thẹo vài ngày. Nhưng khi nó trở về , cậu không sống nổi với nó đâu. Nó là thằng gan lỳ và không hề biết sợ.


- Chúng ta chịu nó à?


- Không chịu thì làm gì được nó.


- Tớ chỉ cần thêm một thằng nữa là tớ trị được nó.
- Chẳng thằng nào dám hợp lực với cậu chơi Bảy Thẹo đâu. Nó có băng của nó đấy. Thôi đừng nghĩ đến việc trả thù thằng Trời con đấy nữa… An phận, nhẫn nhục thôi cậu à. Hy vọng có ngày ra chứ.


- Cậu còn mấy năm nữa?
- Ba năm.


- Cậu bị tội gì mà vào đây?
- Ăn cắp.
- Thật à?
- Sao lại giả… Bố tớ chết sớm vì lao. Ông cụ trước đạp xe xích lô. Khổ quá… Mẹ tớ ốm nặng. Nhà ba đứa em. Tớ lớn nhất 13 tuổi. Bí quá tớ mới lẻn vào nhà chủ nhiệm hợp tác xã, cuỗm cái Ôriôngtông (Đài của Hung – ga – ri) đem ra chợ Hà Nội. Cái thằng cũng dữ. Nó theo ra tận nơi… Cậu bị gì…?
- Không rõ.


- Láo toét. Đã vào đây mà không rõ tội gì. Cậu không thật rồi. Ở đây không thật, không sống được đâu.
- Tớ chỉ bẻ trộm nhà ông Bân hàng xóm mấy quả ổi chín.
- Thế mà làm gì phải vào đây những ba năm.


- Ông ta vu tớ ăn cắp tiền.
- Đúng, chỉ có ăn cắp tiền bị bắt quả tang mới vào đây.
- Nhưng tớ không ăn cắp.
- Tớ không tin cậu. Cậu không ăn cắp mà bố mẹ cậu chịu để họ bắt cậu à.
- Bố tớ đi công tác, mẹ tớ thì không biết gì.


- Vô lý, bố cậu làm gì?
- Bí thư huyện.
- Thế mà bố cậu để cậu bị bắt oan à. Không ai tin được chuyện ấy. Bố cậu là một thường dân thấp cổ bé họng may còn chịu, không biết đâu mà kêu oan cho cậu, đàng này ngược lại ông ấy là một bí thư huyện, ôi! Ông vua của một huyện chứ chơi đâu. Ai dám đùa với các vị vua, cậu? “Trẫm” mà hạ chiếu là thần dân chết tươi!


- Nhưng…
- Không có nhưng cái gì hết gì hết cả. Cậu là thằng ăn cắp không thể chối cãi được, bố cậu mới đành để thằng con trai nằm tạm đây…
- Tớ nói cái này, cậu nhớ “bem” nhé. Đấy là bố dượng. Bố đẻ tớ chết rồi.
- À ra thế. Tớ hiểu rồi.
- Cậu hiểu sao?


- Bố dượng tất nhiên không phải bố đẻ. Bố đẻ là máu mủ ruột rà. Bố dượng là người dưng nước lã. Người dưng nuôi người dưng. Chả ai muốn thế cả. Thà nuôi đứa ở, sai bảo được. Tay ấy muốn đẩy cậu đi rồi.


- Không phải thế đâu. Ông ấy rất quý mẹ tớ. Còn với tớ, ông chưa đánh bao giờ.
- Tớ không tin con người tốt thế mà lại cam chịu để người ta bắt oan cậu. Chẳng ai dám đụng đến cậu, nếu ông ấy không muốn…


Bảy Thẹo đã dậy. Nó lừ lừ bước lại chỗ hai đứa. Hai đứa im lặng. Cu Hòa lo sợ thật sự.
- Mày làm gì ngồi đây?


Cu Hòa không dám trả lời. Nó lẳng lặng đứng dậy trở về chỗ nằm.
Bảy Thẹo dạng chân đái lên mặt, lên đầu cu Linh.
- Mày muốn gì, để chờ tao dậy. Tao chưa thua mày đâu.
- Sẵn sàng…


Cu Linh ức lắm nhưng nó không dám nói gì thêm nữa. Nó cắn răng chờ cho thằng Bảy Thẹo đái xong. Nước đái thằng này sao mà khai thế. Nồng nực lên, tanh lợm.


Vô lý – cả một đám trẻ sàng sàng như nhau thế này mà chịu thua cái thằng Bảy Thẹo! Phải biết lỳ như nó và phải biết kéo một vài thằng thật gan theo. Nhất định nó sẽ trị được thằng Bảy Thẹo. Trong trận ẩu đả vừa rồi, Bảy Thẹo cũng bị xơi của nó mấy quả búa bổ chứ giỏi giang gì: một cú đúng giữa mặt, một cú vào ngực và một cú đá lọt vào giữa bẹn… May mắn cho nó, nếu không hòn dái nó đã chạy lên cổ. Cu Linh nghĩ miên man về cái chí trả thù, trả thù cho bố nó và trước tiên, trả thù cho nó cái đã.

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 10

Tuổi trẻ dễ quen với mọi môi trường, kể cả không khí và sinh hoạt nhà giam. Cu Linh thích nghi nhanh chóng với những kẻ phạm tội. Nó là thằng ít nói, có khi lầm lì suốt ngày, nhưng lại có đầu óc quan và có nhận xét khá sắc sảo. Sau cái trận đánh nhau với Bảy Thẹo, cu Linh không hề ton hót, mách bảo gì với ban giám đóc trại, cái điều mà thằng Bảy Thẹo rất lo. Biết được cuộc ẩu đã này thằng Bảy Thẹo thế nào cũng bị ít nhất là ba đến năm ngày phạt giam, chân xỏ vào cùm, ngồi ê đít và không được thấy ánh nắng mặt trời. Và điều lo sợ nhất là ăn cơm chay, nghĩa là không có một hạt muối nào. Ngày hai bữa cơm suông và mỗi bữa đúng một bác.


Riêng điều này nó nể thằng cu Linh. Đây là một thằng không đến mỗi trẻ con, biết luật chơi. Từ đấy nó đối xử với thằng Linh có khác: ít bắt nạt, không khiêu khích…Mỗi lần có ai đó mách với nó thăng Linh thế này thế nọ, nó đều mắng bọn đàn em.


Tuổi trẻ cũng là tuổi dễ lước qua mọi bệnh tật. Những vết thương mà Bảy Thẹo để lại trên người nó, ai cũng tưởng nó không dậy được. Nhưng ngay sáng hôm sau nó đã dậy và đi làm như mọi đứa trẻ khác. Cu Hoà trở thành bạn thân của nó. Nó sống rất thảo, chứ không ki bo như mấy thằng khác. Bạn bè cần cái gì nó không bao giờ tiếc nếu nó có. Trong trại nó là thằng học cao nhất, lớp tám dở dang. Nhà trường chỉ dạy cho trẻ phạm đến lớp bốn là hết. Nó phải nhờ mấy chú quen thân mua cho nó bộ sách lớp tám. Ngoài giờ lao động cưỡng bức, nó nuôi thêm gà đẻ và tự học.


Là một đứa trẻ thông minh, nó tiếp thu chương trình lớp tám không có gì khó khăn lắm. Ở trại có một chú học hết lớp mười. Trường hợp bí lắm nó mới nhờ chú giảng giúp. Chỉ trong vòng sau tháng nó đã giải quyết xong chương trình lớp tám và bắt đầu chương trình lớp chín. Cả trại đều khâm phục nó. Cái việc ham học và chăm làm của nó đã gây được cảm tình với ban giám đốc trại. Cũng từ đấy, nó chuyển qua làm giáo viên cho bạn bè cùng lứa, không phải lao động cưỡng bức nữa.


Bọn trẻ khâm phục nó, bởi nó giảng giải dễ hiểu hơn nhiều chú giáo viên khác. Mặt khác, dù sao nó vẫn là đứa trẻ con phạm tội như chúng nó và vì vậy, mỗi lần hỏi điều gì, chúng không ngần ngại, e dè như phải hỏi các thầy người lớn. Được cái thằng Linh ân cần, ít cáu giận. Ở mặt này nó là thầy giáo mát tính.


Có người trong ban giám đốc trại bàn đến trường hợp thằng Linh, đã thắt mắt, một đứa trẻ ngoan và chăm học, chăm làm, tính tình điềm đạm, xử sự rất người lớn như thế tại sao lại can tội trộm cướp, gây gổ, đánh nhau, gây thương tích cho nhiều người. Nhưng đấy lại là nhận xét của chính quyền địa phương. Hơn nữa, ở đấy bố nó là thường vụ tỉnh uỷ, bí thư huyện. Ông không hề có phản ứng gì. Điều ấy đã làm lung lay mọi ý nghĩ, mọi thắt mắt của những ai muốn đặt lại vấn đề tư cách thằng Linh.


- Trẻ con bây giờ hư lắm. Phải rèn cặp, phải nghiêm khắc đừng để chúng nó nhờn. Phương pháp cải tạo tốt nhất là rèn luyện, thử thách trong lao động, lao động và lao động thực lực vào. Các đồng chí nhớ, đừng bao giờ quên cái phương châm lấy lao động mà cải tạo con người của ta.


Ông nói , tay vung ra phía trước, lúc đưa lên đưa xuống, khi đưa qua đưa lại. Im lặng một lúc, ông tiếp:


Ở bên Trung Quốc, bao nhiêu tiến sĩ, kỹ sư, bao nhiêu giáo sư và nhà bác học, đều phải trở về nhà máy và nông thôn để lao động cải tạo. Đấy là loại người chuyên ăn bám, chỉ biết nói lý thuyết mà không biết làm. Phải cho họ thấy , vì đâu mà có bác cơm họ ăn, vì đâu họ có manh quần, manh áo họ mặc, vì đâu có cái mũ họ đội, đôi dép họ đi. Phải tập cho họ biết đập búa và đe, biết cầm cày xuống ruộng, biết bón phân, đi chân đất và nằm nhà tranh…


Còn bọn văn nghệ sĩ thì ở nước nào cũng thế cả. Lơi lỏng một tí là bọn chúng bôi đen chế độ, nói xấu lãnh đạo, luôn tìm cơ hội để chửi đổng…Bao nhiêu văn nghệ sĩ ở ta, các đồng chí thấy đấy. Ta mà không nghiêm, không cương quyết cho chúng đi cải tạo, chúng ta đã mất chính quyền từ cái năm “nhân văn” ấy rồi.


Các đồng chí nhớ, chuyên chính vô sản là vũ khí sắc bén của chúng ta. Tôi đã từng làm tuyên truyền, tôi biết, phải thường xuyên giáo dục,rèn luyện và cải tạo. Không một phút nào dược quên điều ấy. Tư tưởng con người, đặt biệt là bọn trẻ con thiếu giáo dục là phức tạp lắm. Và phương pháp giáo dục tốt nhất là lao động chân tay. Tôi mà làm bộ trưởng bộ giáo dục, một năm tôi cho cái đám học trò, cả thầy cô giáo nữa đi lao động ít nhất là sáu tháng. Tôi rất hoan nghênh cái mô hình vừa học vừa làm. Các đồng chí nhớ, đừng bao giờ để chúng có thì giờ rỗi. Các anh rỗi rãi là hay lắm chuyện, không nghĩ đến chuyện ăn cắp cũng lập kế đánh nhau.


Cả chánh phó giám đốc đều im lặng, cúi đầu chăm chú lắng nghe những lời chỉ giáo của ông. Nhưng thật ra, tất cả đối với họ đều nhàm chán, dều đã quá cũ. Họ đã nghe những thứ này không biết bao nhiêu lần rồi.
Và vì vậy khi ông vừa dứt, họ vội vàng chuyển đề tài.


-Trường hợp em Linh, chúng tôi thấy… Giám đốc trại Lê Văn Định trình bài một trường hợp đặt biệt.


Thuật cắt lời ngay:


- Dù nó là con tôi hay con bất kỳ ai, chúng ta vẫn phải nghiêm khắc. Tôi không cho phép các đồng chí châm chước. Tôi muốn con tôi trở nên người tốt, mai sau lớn lên nó trở thành người lao động giỏi, giúp ích cho chủ nghĩa xã hội. Quyết định ba năm là cứ để cháu nó cải tạo đúng ba năm.


- Nhưng ở đây cũng có nhiều em học tập, rèn luyện lao động tốt đều được xét ân giảm.
- Nên nhớ phải xét nó trong hoàn cảnh chung. Tôi không thích kiểu châm chước riêng. Tôi mong các đồng chí hiểu cho rằng, dù tôi có là bí thư huyện hay bí thư tỉnh, các đồng chí đừng bao giờ vì tôi mà nể nang. Làm thế người ta đánh giá tôi không ra gì. Người càng có cương vị cao là người càng biết tự nghiêm khắc với chính mình.


Chưa bao giờ các đồng chí ban giám đốc trại ở đây gặp một lãnh đạo có tư tưởng cứng rắng như thế. Ở mặt này họ coi Thuật là một cán bộ lãnh đạo mẫu mực. Nếu ai cũng như Thuật thì các đồng chí trong Bam giám đốc trại đở vất vã biết bao nhiêu. Cái cán cân công lý ở đây được giữ nghiêm minh, không ai suy bì, tị nạnh ai.


Nhưng rất lạ, chưa đầy sáu tháng sau, chính Thuật, trong lần đến trại thăm thằng con riêng của người đồng chí cũ của mình ấy đã kéo riêng giám đốc Lê Văn ra một chỗ vắng trình bài dài dòng về một trường hợp đặt biệt. Đấy là trường hợp thằng Đức, con của dồng chí bí thư tỉnh uỷ.


- Các đồng chí phải hết sức thông cảm cho đồng chí ấy. Thuật nói gần như huấn thị. Trách nhiệm đồng chí ấy lớn quá và vì thế chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ danh dự cho đồng chí ấy…


-Theo đồng chí trường hợp này, chúng ta nên giải quyết như thế nào cho phải. Hồ sơ của nó ghi rất rõ: 15 tuổi: Ăn cắp, hiếp dâm,… Vào trại, nó là một thằng bứng bỉnh nhất, ngay cả chúng tôi nó cũng không coi ra gì. Ai cũng có cảm nghĩ, bố nó làm bí thư thì nó có quyền coi chúng tôi là rác.


- Chẳng phải thế đâu, đồng chí ạ. Tính cháu nó ngang bướng từ khi lên năm lên bảy kia. Thôi, đồng chí với nhau, ta thông cảm, chín bỏ làm mười đồng chí à.
- Bây giờ lấy lý do gì để thả nó ra, chúng tôi khó nghĩ quá.
- Khó gì cái thứ vớ vẫn ấy, đồng chí. Thay đổi hồ sơ đi… Lập hồ sơ mới, huỷ hồ sơ cũ. Lập hồ sơ, huỷ hồ sơ là quyền của chúng ta…


Lê Văn cúi đầu xuống, đôi mắt không chớp, lặng lẽ đăm chiêu. Lần đầu tiên anh nghe một đồng chí thường vụ tỉnh uỷ nói như thế này. Hoá ra quyền lực có thể làm được tất cả, kể cả tội lỗi. Tính luật pháp không còn nũa. Mọi trật tự xã hội, mọi công bằng, dân chủ, mọi phải trái, trắng đen, đối với những người như bí thư huyện Vũ Thuật này đều có thể thay đổi theo ý muốn của chính ông ấy.


Giám đốc Lê Văn cứ day đi đay lại trong ý nghĩ mình cái câu: Thay đổi một hồ sơ, biến kẻ phạm tội thành lương thiện ư? Và ông tự hỏi mình: Chúng ta chiến đấu vì cái gì đây? Chẳng phải là sự công bằng xã hội ư? Đối với trẻ con mà chúng ta nở nào lại đối xử thiếu công bằng! Chúng nó sẽ nghĩ về chúng ta, những người cộng sản, lúc nào cung oang oang rằng chúng ta đang xây dựng một xã hội tôt đẹp hơn gấp vạn lần cái xã hội phong kiến và tư bản thối nát như thế nào?


Lâu nay Lê Văn chỉ sợ một điều mình sống không khéo, trẻ con chúng sẽ khinh.


Ông hiểu rằng trại giam mà ông là người đứng đầu này còn nhiều điều đáng nói: chỗ ăn, chỗ ngủ quá chật chội. Mùa đông rét buốt chúng nó vẫn không có lấy được tấm chiếu để trải trên nền xi măng. Ban đêm, đại tiểu tiện vẫn giải quyết tại chổ ngủ. Cơm, thậm chí ngay cả sắn cũng không đủ ăn. Thức ăn vẫn là cá khô và rau muống luộc chấm nước muối… Tuy nhiên, lương tâm ông đừng bao giờ làm cho các cháu mất niềm tin, mất phương hướng. Không có niềm tin, không có phương hướng các cháu sẽ trở nên bơ vơ và tất nhiên khó mà giáo dục cho các cháu được điều gì. “Cho đến hôm nay tôi còn dám nhìn cái thằng Đảng viên của tôi mà không thấy xấu hổ là vì, ít nhất tôi còn giữ cho những đứa trẻ phạm này cái đối xử công bằng – dù là tương đối”. Lương tâm ông đã nói như thế.


Bây giờ thì ông Lê Văn đang đứng trước thử thách mới. Một bên là lương tâm, một bên là đồng chí, là cấp trên. Anh hiểu và thông cảm cho nhiều đồng chí lãnh đạo, do bận nhiều công việc, nên ít để tâm đến việc giáo dục con cái. Nhưng cũng không ít đồng chí quá nuông chiều con cái, tạo cho chúng thói quen dựa thế, không coi ai ra gì.
Trường hợp đối với thằng Đức, anh nghĩ, nếu không giáo dục đến nơi đến chốn, chắc chắn nó sẽ rơi vào tội lỗi nặng hơn nữa. Và khi đã dứt khoát với lương tâm, ông ôn tôn nói với Thuật.


- Theo tôi, ta không nên làm thế. Nếu các đồng chí tin, chúng tôi xin đảm bảo giáo dục nó đến nơi, đến chốn. Chắc chắn nó sẽ nên người tử tế.


- Tôi đã nói với đồng chí bằng tất cả của mình. Nhưng nhất định đồng chí không thông cảm. Thôi , tuỳ đồng chí…


Thuật lạnh nhạt bắt tay giám đốc Lê Văn và lên ô tô quay về, quên cả việc hỏi thăm thằng con riêng của vợ. 

Phần 3  


Đọc Truyện, Đọc Truyện Hay, Phim Sex, đọc Truyện Teen, Đọc Truyện Tiểu Thuyết, đọc Truyện Cười, Truyện Tình yêu
Đề Xuất link Này Lên Google
Quay Lại ↑↑ Trên cùng
Liên Hệ Admin
01645373734 [SMS] G+