watch sexy videos at nza-vids!
Đọc Truyện, Đọc Truyện Hay, đọc Truyện Teen, Đọc Truyện Tiểu Thuyết, truyen tinh yeu
ĐỌC TRUYỆN HAY

KenhTruyenHay.SexTgem.Com
Truyện Tình yêu Tiểu Thuyết HayTruyện Teen Hay

Truyện teen, Nỗi bất hạnh tình yêu Full

Nỗi bất hạnh tình yêu Phần 1

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 01

Trang đứng tựa cột bê tông hình lục lăng có ốp đá rửa màu hạnh nhân, đôi mắt bàng hoàng nhìn chéo qua khuôn mặt cửa kính. Những tia nắng sớm non nớt, gãy khúc, loa lóa lúc thực, lúc hư…Từ bao giờ, những dòng nước mắt rón rén theo hai sóng mũi, trườn lên đôi môi mím chặt chảy xuống khuôn ngực của người thiếu phụ. Và cũng không hiểu vì sao, chị không dám nhìn thẳng vào mặt thằng Linh, đứa con riêng của chị. Cũng như thế, Linh không dám nhìn mẹ.


Cả hai đều thấy một nỗi đau xót; người này là nguyên nhân nỗi khổ tâm của người kia. Là người mẹ, Trang nghĩ chị không bằng một con gà mái, khi con bị lâm nạn, dám dũng cảm giang đôi cánh ra để bảo vệ, bao bọc nó. Linh lại nghĩ, dù bị oan ức thế nào đi chăng nữa, chính vì nó mà mẹ Trang sẽ gánh chịu nhiều tai tiếng trước bà con làng xóm. Nó bước lại phía hai đứa em cùng mẹ khác cha củ nó.


- Anh đi cu Nhân nhé. Mai kia về anh lại bắt chim cho em. Ở nhà ngoan, chăm học, đừng đánh em, anh gởi quà về cho.


Không biết nó định gởi quà gì nhưng cu Nhân lại rất tin. Nhìn qua rặng ổi nhà ông Bân, cu Nhân bỗng hỏi bâng quơ:
- Anh Linh có gởi ổi về cho em không?
- Có, anh sẽ gởi ổi về.
Trả lời cu Nhân xong, nó lại võng dựng ngược con bé lên năm dậy, hôn tới tấp lên hai má con bé.


- Anh đi Oanh nhé. Ở nhà đừng nhè, anh gửi quà về cho.
Con bé khóc thét, giãy giụa trên tay thằng anh. Linh ấp em một lúc, tay vỗ vỗ vào lưng con bé, cho đến khi em gái tỉnh ngủ, nhoẻn cười. Lúc ấy cu Linh mới trao em lại cho mẹ. Bây giờ thì nó lấy can đảm nhìn mẹ nó, nhìn thẳng vào gương mặt như gương mặt của người lên cơn sốt tiều tụy, thiểu não. Trang vừa đưa tay ra đỡ bé Oanh, tiếng khóc bỗng đổ òa, lênh láng cả tòa nhà uy nghiêm. Nghe tiếng khóc của mẹ, thằng Linh không giữ được. Nó bật khóc ồ ồ át cả tiếng khóc của mẹ nó. Tiếng khóc như cơn dịch lây lan sang thằng Nhân rùi cái Oanh tiếng khóc của một nhà lâm nạn…


Anh công an xã, có khổ người cao lớn, vai bè và khuôn mặt lầm lì, rắn đanh, bước lại phái cu Linh:
- “Mời” cậu, ta đi! Giọng anh lạnh băng.


Linh nấn ná lúc nữa. Nó cố nén tiếng khóc nói với mẹ một câu chia tay, nhưng không nói được. Dường như đầu óc mụ mị, dường như lưỡi nó cứng lại và xương quai hàm không xê dịch nổi. Trang ôm chặt cái Oanh đến mức chị cảm thấy hình như bây giờ đây con bé là cứu cánh của chị. Một lần nào đấy, khi nhìn vào gương mặt hai đứa con riêng chị đã nhận ra hai gương mặt khác nhau: gương mặt cu Nhân là của bố Thuật nó và gương mặt của bé Oanh giống hệt gương mặt cu Linh. Trong tiềm thức của mình, quả chị có thương cái Oanh hơn.


Chị bỏ nhà, quên cả khóa cửa, đưa thằng Linh đi một đoạn. Lúc ấy hàng xóm đã đến đông nghẹt, chen lấn, xô đẩy nhau. Mỗi người nhìn đứa bé đi cạnh anh công an theo một suy nghĩ khác nhau:


- Tội nghiệp thằng bé, ngoan thế…
- Không ngờ, thằng bé lại hư thế.


- Nó là thằng con riêng, thiếu tình cảm, thiếu sự chăm sóc, dạy bảo của người bố, còn mẹ thì lại….


Trang hiểu, lúc này im lặng là hơn cả. Ra đến con lộ đỏ, chị dúi vào tay con mấy tờ giấy bạc lúc đi chợ về hãy còn.
- Thôi, con đi… Cố ngoan nhé.


- Mẹ, mẹ đừng tin họ, mẹ nhé. Họ bịa chuyện bắt con đấy..
- Đi, thằng cu này láo. Tiếng anh công an xã gay gắt.


Trang thấy nhói nơi lồng ngực. Chị càng cố ôm chặt đứa con gái út. Nhưng đôi mắt nhòe nước của chị lại dõi theo như hút đứa con trai, hồi hộp chờ nó quay lại, đón nhận cái bàn taqy nhỏ nhắn, xinh xắn của nó vẫy gọi. Nhưng thằng bé đã không quay lại. Đúng ra, chị hiểu, người ta đã không cho nó quay lại, người ta muốn cắt đứt. Trang đứng im lìm như một cây gỗ mục, lúc nào cũng muốn đổ gục xuống. Chị gượng đứng như thế cho đến khi bóng thằng con riêng chỉ còn như một que gầy khuất sau bóng của chú công an to lớn vai vè ấy, chị mới quay lại trở vào.


Trang nghiêm túc nghĩ rằng, giá hôm nay có Thuật – người chồng sau của chị - ở nhà, chắc chắn anh ấy sẽ bảo lãnh được cho thằng cu Linh. Với cương vị một bí thư huyện ủy, ai người ta lại không nể vì anh ấy. Nhưng anh ấy lại đi công tác xa.
Trước kho nhận lời lấy anh, chị mạnh dạn nói:


- Em rất sợ cảnh con riêng, con chung.
Thuật nhìn chị nói:


- Con em là con anh. Anh không phải như người khác…
- Anh hứa là không bao giờ anh đánh nó chứ?
- Anh hứa….Em tin anh đi.


Anh đã giữ đúng lời anh hứa. Chưa một lần chị thấy anh đánh nó. Duy chỉ có điều, nhiều lúc bất chợt chị gặp ở anh một cái nhìn lành lạnh đối với thằng bé. Lúc ấy chị nghĩ, chắc cu Linh vừa làm điều gì khuất tất. Và chị an ủi chính chị. Nó còn bé làm sao tránh khỏi những sai sót. Trẻ con mấy đứa làm vừa lòng người lớn.


Có lần chị hỏi con:
- Con vừa làm gì mà bố không vui thế?
Thằng Linh ngơ ngác, trả lời:
- Con có làm gì đâu ạ…. Nãy giờ con học mà. Bố vào xem vở chúng con.
- Chắc là con học kém, hay không chăm, bố bắt gặp lời phê của cô hoặc điểm thấp trong vở con phải không?


- Thằng Nhân thì có. Cu Nhân toàn điểm 3-4, có khi cả gậy nữa mẹ a`…Bố rầy thằng Nhân, bố có rầy con đâu.
Chị lại nghĩ mình nhầm. Chắc anh ấy giận cu Nhân. Đúng là thằng bé ham chơi hơn chịu học. Dạy bảo, kèm cặp thế nào, nó vẫn cứ thế, không tiếp thu nổi. Lớp một “đúp”. Lên lớp hai lại học kém. Có lần anh đã gắt với chị:


- Sao em ở nhà không kèm cặp, dạy bảo con học hành?
- Có đấy chứ. Nhưng đầu óc thằng bé thế nào ấy… Nó chỉ được cái mải chơi. Anh xem thằng Linh, em có bày vẽ tiếng nào đâu, nó vẫn đứng đầu lớp.


- Thằng Linh! Lúc nào nói đến thằng Nhân em cũng đưa thằng con riêng của em ra làm gương…
- Anh lại con riêng, con chung! Anh quên mất lời hứa của anh rồi….
Thuật im lặng. Nhưng tối hôm ấy khi vào nằm với vợ, anh thành thật xin lỗi. Chị cảm động, tha lỗi cho anh và ngoan ngoãn chiều chuộng anh như một người vợ biết điều. Cho đến giờ, chị vẫn nghĩ, anh ấy không đến nỗi nào. Ấy thế mà chị vẫn nghe tiếng chì tiếng bấc rằng anh là một kẻ nham hiểm thâm trầm, một tên ác “mát tính”… Đời quả thật “ăn dễ ở khó”. Ở sao cho vừa lòng được bàn dân thiên hạ. Làm bí thư huyện ủy cũng là một kiểu làm dâu trăm họ. Sống cho vừa lòng trên mà không mếch lòng dưới, khó lắm.


Nhiều lần, chị thấy anh về khuya, trăn trở đi ra rồi lại quay vào, nét mặt khác thường, lúc rạng lên đầy thỏa mãn, lúc tối sầm, đen như áng mây chì. Những lúc ấy chị thoáng nhận ra ở anh một đôi mắt… Không phải của anh thường nhật, cái nét mộc mạc, thật thà không còn nữa, nó y hệt đôi mắt của anh một lần nào đấy, nhìn xói vào thằng cu Linh. Vốn nhẫn nhục, chịu đựng, chị sợ những điều dữ và vì vậy, chị mang cảm giác tê dại. Người run lên, chị không dám mở mắt ra. Chị hiểu, những lúc ấy, anh đang trải qua cơn ác mộng nào đấy với chính bạn bè, chính đồng chí của anh.


Một lần chị mạnh dạn, tâm sự:
- Hay anh xin nghỉ đi… Quan nhất thời, dân vạn đại.
Anh nhìn chị, đôi mắt trách móc:
- Làm cách mạng, sao em lại nói là làm quan?
- Chữ thì có khác, nhưng nội dung vẫn thế thôi.


- Em vẫn chưa thay đổi được cái quan điểm tiểu tư sản bấp bênh dao động của em… Làm anh cán bộ cách mạng là làm đầy tớ của dân. Em phải quán triệt cái tinh thần cách mạng cao cả ấy, cái lập trường giai cấp kiên định ấy… Nếu không, có ngày em sẽ sa vào tư tưởng của bọn tư bản phản cách mạng.
- Người ta nói đầy tớ của mình đi ô tô láng coong, mặt ngẩng lên trời, còn ông chủ, bà chủ thì cúi mặt xuống bùn…


- Ai nói như thế? Ai nói như thế! Đấy chỉ có thể là lời lẽ của bọn phản cách mạng… Rất tiếc, rất tiếc, chúng ta đã không triệt để…Rất tiếc, chúng ta đã không thưc hiện đầy đủ cái công cụ chuyên chính vô sản của nhà nước cách mạng. Rất tiếc, rất tiếc!


Trang im lặng. Vốn ưa nhín nhịn, chị bối rối nhìn chồng trong những trạng thái day dứt. Tính anh kín đáo, không hiểu sao hôm nay lại đi tranh luận với vợ những điều vớ vẩn. Quan trọng là những điều anh làm. Quyền lực ở trong tay anh. Anh có thể làm tất cả những gì anh muốn. Anh không có nhiều lý luận. Và vì vậy anh rất ghét tranh luận, rất thành kiến với những tay trí thức cứ thao thao bất tận. Toàn những thứ trừu tượng, toàn những điều uyên bác ở đâu đâu ấy, còn cái quan trong là lập trường giai cấp thì họ không có.


Anh luôn tự hào về cái thành phần cố nông của mình. Anh ghi rất rõ ràng trong lý lịch: “Thành phần giai cấp: cố nông. Nghề nghiệp người bố: đánh dậm. Nghề nghiệp người mẹ: đi ở. Bản thân: được bà cô họ cho ăn họ đến lớp nhì… (1) Tham gia cách mạng ngày…”. Nhờ các thành phần cơ bản ấy, anh đã đi từ một chiến sĩ tự vệ lên chính trị viên đại đội, đội trưởng cải cách ruộng đất, thường vụ huyện ủy, thường vụ tỉnh ủy kiêm bí thư huyện ủy quê hương anh. Còn Công – người chồng trước của Trang – từ một chính trị viên phó đại đội qua cải cách ruộng đất, “rụng” xuống thảm hại…


Hồi ấy, họ: Phương - ở bên kia hòn cù lao sông Hồng Công và Thuật cùng một làng. Họ đi học một trường, mốt lớp. Nhưng rất tiếc, Phương và Công mỗi năm một lớp, ngược lại Thuất thường cứ tụt lại dần.. Năm cuối cùng họ trọ học nhà Trang. Cuối năm ấy Thuật đành phải trở về quê, làm ruộng cho bà cô. Bà cô rất buồn vì đã cố hết sức cho cháu, nhưng kết quả mang lại không như bà mong muốn. Bà chua chát nhận ra một điều: Cái đứa nó đã tối dạ thì có thắp đèn vào trong đầu nó, nó vẫn tối. Cả cái dòng họ nhà bà chưa có người nào đỗ đạt ra gì. Âu cũng là số Trời!


Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Phương và Công cũng vừa học xong đệ tứ (2). Họ trở về làng, cùng Thuật tham gia cách mạng. Trước khi giã từ làng quê thân thuộc cạnh dòng sông quanh năm nước đỏ phù sa ấy, Công đã cưới Trang làm vợ. Phương vui vẻ lo toan mọi việc cho bạn. Ngược lại, người buồn nhất là Thuật. Thuật chính thức đặt vấn đề với bà cô cậy mối lái lên hỏi Trang. Nhưng chị đã từ chối. Thuật đau đớn và ghi vào trong sổ cuộc đời mối hận không bao giờ quên.


Nhưng được cái anh biết giấu tâm trạng mình và chờ đợi. Anh yêu Trang cuồng nhiệt ngay từ phút đầu tiên gặp mặt. Hình ảnh người con gái Hà Nội ấy luôn chập chờn hư ảo trong tâm trí anh. Mỗi lần xa cô, anh thẫn thờ, mong đợi, cầu cho sự gặp lại, để làm gì, anh không hiểu, bởi anh chưa dám ngỏ một lời nào với cô, và anh cũng chưa bao giờ dám có ý định tự mình bộc lộ tình yêu. Nhưng thiếu cô anh cảm thấy cô đơn, và nỗi trống trải hành hạ anh như một sự tra tấm. Anh hoàn toàn không ngờ, mình lại bị đuổi ra khỏi trường vì trình độ quá kém. Qua kỳ sát hạch anh không làm được một bài nào trọn vẹn, mặc dù Công và cả Phương nữa đã cố nhồi nhét cho anh những kiến thức cơ bản.

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 02

Cho đến bây giờ anh vẫn nghĩ Công và Phương đã lừa bịp anh. Cả hai đều muốn đẩy anh trở về cái vùng quê quanh năm hết hạn lại lũ lụt…. Riêng Công, Thuật còn nghĩ chua cay hơn: anh ta muốn chiếm người yêu của anh. Anh chờ đợi! Chờ đợi. Điều quan trọng đối với anh là biết giấu mình và chờ đợi… Và cuối cùng, cái điều mong ước của anh đã đến. Đó là một đêm tháng mười năm 1953, khi hai người đi công tác qua Liêm, anh thấy Công thẫn thờ nhìn về Hà Nội, nơi có những quầng sáng vàng vọt. Hơn ai hết, anh hiểu tâm trạng của người đang yêu.

- Công xong việc rồi, cậu có thể ghé về thăm Trang một vài hôm. Thuật nói nhỏ nhẹ, trong sự thông cảm thật sự.

- Ai làm thế… Tổ chức người ta coi mình ra gì.
- Ai chẳng thương vợ, nhớ con… Có điều chẳng anh nào dám bộc bạch, thế thôi. Cậu cứ đi đi, tớ sẽ ở đây, chờ cậu…
- Anh nói thật đấy chứ, anh Thuật?
- Sao cậu lại hỏi tớ như thế nhỉ?
- Thế thì cảm ơn anh. Cảm ơn anh nhiều lắm…Tôi sẽ trở lại ngay, không quá hai hôm.
- Cậu cứ ở chơi với gia đình ba hôm cũng được. Nhớ đừng trườn mặt cho hàng xóm biết nhé.

- Vâng, anh tốt quá, anh Thuật. Bạn bè, đồng chí như anh thật hiếm.

Công đã trở về Hà Nội ngay trong đêm theo một con đường vòng tránh các bốt gác của giặc. Đêm ấy trời rét, nhưng anh cởi áo bơi qua sông Hồng không một khó khăn. Mãi nhiều năm sau này anh vẫn không thể nào hiểu được mình đã đi bằng cách nào để vượt qua một cung đường ngoằn ngoèo dài gần ba chục cây số và một con sông mùa rét trong vòng ba tiếng. Lúc ấy là một giờ đêm. Trang chuẩn bị hàng họ để ngày mai đi bán vừa xong, chưa kịp đi nằm, chị nghe tiếng gõ cửa. Tiếng gõ quen thuộc quá, rụt rè, điểm từng tiếng một. Chị hoàn toàn không tin là anh về, nhưng không hiểu sao chị vẫn hồi hộp và hy vọng. Lúc còn yêu nhau, mỗi lần Công đến tìm chị, chị thường nhận được những tín hiệu mỏng manh, rụt rè của những bước chân anh và dường như cả hơi thở dồn dập của anh nữa. Lúc ấy chị đứng im và phập phồng chờ đợi… Và chị đã đoán đúng: tiếng gõ cửa khẽ khàng. Chị đọc được trong tiếng gõ cửa đầy tâm trạng xấu hổ, nỗi lo sợ vô lý, nhưng rất thật của người yêu.

Cánh cửa vừa hé mở, chị bắt ngay cái luồng sáng của đôi mắt anh. Chị thấy tim đập mạnh và chị bối rối, vụng về đứng trân trước anh. Anh không cao lớn, vạm vỡ như Thuật. Anh mảnh người, gương mặt thông minh và rất thật. Mỗi lần nhìn vào đôi mắt anh, chị thường nghĩ rằng con người này không bao giờ biết giả dối. Mẹ thường dặn con gái: “Đừng lấy thằng chồng đần quá, con ạ. Đần quá hóa đụt, chỉ khổ cái con vợ. Nhưng cũng đừng lấy thằng lanh quá, lanh quá hóa đểu. Con người cốt ở thật thà con à”. Trang đã làm mẹ vừa lòng. Bà mẹ thương con rể còn hơn cả con trai bà. Bà nói: “Con nào cũng là con. Ở đời thiếu gì anh con trai coi mẹ đẻ như rác…”. Công đã ở lại với Trang ba ngày ba đêm. Đấy là những ngày đêm hạnh phúc nhất trong cuộc đời vốn nhiều không may của anh. Hơn nửa năm sau, từ một cách rừng ở Việt Bắc, anh nhận được tin Trang có mang. Cái thai đã làm chị sung sướng, gần như chợt bắt gặp một thứ hạnh phúc hoàn hảo nhất. Ngay trong những giấc ngủ ngắn ngủi, chị vẫn mơ về đứa con trai, khi nó gào khóc trên tay bà đỡ nhân từ, khi nó biết lật, cái đầu nặng trịch cổ ngẩng lên mãi vẫn không nổi do cái cổ quá yếu ớt, khi nó biết ngồi, lúc nó chập chững những bước đầu tiên theo hai bàn tay vẫy gọi của chị, và thích thú nhất, xúc động nhất là lúc con, lần đầu tiên bật ra tiếng kêu khó nhọc: M….ẹ! M..ẹ.

Nhưng cũng chính trong những ngày ấy, chị đã phải nhẫn nhục chịu đựng những lời xì xào, đàm tiếu, những cái nhìn xoáy vào khuôn bụng khác lạ của chị. Chị nghĩ thà mắng chửi chị thế nào, chị cũng chịu được. Chị quá sợ những cái nhìn sắc hơn gươm giáo ấy. Nhiều đêm, một mình trăn trở với chính lương tâm của mình, và những giọt nước mắt “không gọi” lại cứ ùa ra, dầm dề khuôn mặt đang thai nghén vàng võ của chị. Chị luôn nghĩ rằng, anh hoàn toàn không biết nỗi khổ tâm của chị. “Biết để làm gì – chị nhủ thầm – Anh cứ thanh thản mà công tác, miễn sao, sau ngày hòa bình chiến thắng, anh trở về, đừng ruồng bỏ mẹ con em…”. Mãi sau này, khi gặp lại anh, chị mới hiểu, sau chuyến về thăm chị, anh đã phải ngồi một mình viết kiểm điểm và chịu kỷ luật: Khai trừ khỏi Đảng, cách chức chính trị viên phó đại đội xuống còn lính trơn. Cái kỷ luật như một nhát dao chém vào chính trái tim anh. Anh chịu đựng nỗi đau, không một lời thanh minh.

Một lần, anh đã nhìn thẳng vào mắt Thuật, nghiêm khắc hỏi:
- Anh hứa nén lại, chời tôi, sao anh lại về trước?
- Tớ được lệnh phải trở về nhận nhiệm vụ khẩn cấp! Cậu biết đấy, mệnh lệnh là của cách mạng, còn lời hứa là của bạn bè…
- Ai biết chúng ta đang ở Liêm mà mệnh lệnh?
- Điều ấy thì tớ chịu… Tớ nghiệm ra, không gì giấu được với Đảng cả.
- Tôi không tin… Bây giờ tôi mới thật sự hiểu anh.]
- Cậu chưa thật hiểu tớ đâu.
- Cũng có thể…

Công đã trả lời một câu mai mỉa cho bõ cơn tức, nhưng không ngờ nó lại là sự thật… Sau hòa bình, cả ba người bạn cùng làng ấy đã trở về Hà Nội trong rừng cờ tung bay trước gió và tiếng reo mừng của nhân dân. Phương vẫn ở quân đội. Công và Thuật trở về quê. Thuật làm bí thư, Công sau khi được kết nạp Đảng, lại giữ chức chủ tịch. Nhưng chẳng bao lâu sau, Thuật được rút lên làm đội trưởng một đội cải cách ruộng đất. Cuộc đấu tranh giai cấp bắt đầu. Cả làng quê sôi sục không khí đấu tố, đánh gục các giai cấp, các thành phần bóc lột, ăn bám, việt gian phản động.

Trang còn nhớ, lần ấy chị ôm cu Linh mới hơn một tuổi, chạy theo chồng, nước mắt chảy dài xuống gương mặt hốt hoảng của con trai. “Con ơi, con, bố bị bắt rồi, con có biết không con!” Vừa dụi khuôn mặt mình vào mặt con, chị vừa thì thào trong cơn đau đớn, xót xa mà chưa bao giờ chị gặp phải, ngay cả trong những giấc mơ kinh hoàng nhất. Công bị trói gô lại, bằng một cái dây gàu múc nước bện sợi gai. Hai tay sưng húp, bầm tím, bị bẽ quặp ra phía sau, anh đi khó nhọc. Theo sau anh là cả đoàn người, đủ các lứa tuổi: từ những em học sinh miền Nam mười – mười hai tuổi đến các cụ già sáu – bảy mươi tuổi.

Người ta đưa anh ra trước sân vận động sình lầy của xã. Anh đứng đấy, im lặng, cúi đầu trước hàng ngàn tiếng “đả đão”, cùng hàng ngàn cánh tay vung lên chắc nịch. Từng người một, mà ai cũng biết đã được sắp đặt từ trước, lần lượt bước lại phía nah, chỉ tay vào mặt anh, thậm chí còn đấm đá, xô đẩy anh ngã dúi dụi.

- Mày có biết bà là ai không? Bà là bà nông dân bần cố, mày hiểu chưa? Mày là tên Việt gian bán nước, mày hiểu chưa! Con trai bà đi giết giặc cứu nước, còn mày thì đi theo giặc bán nước! Quân khốn nạn, chỉ biết bơ sữa! Đả đảo!

- Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo!

Sau những cuộc đấu tố ấy, người ta lại lôi anh vòng quanh sân vận động. Trang không sao đứng vững được nữa. Hai mẹ con đã ngã nhoài xuống, bất tỉnh. Chính Thuật đã đích thân đưa chị về nhà, phân tích cho chị rõ sự phản bội của chồng chị.

- Tôi với Công là bạn học cùng với nhau.. Đấy là câu mở đầu lời tâm sự với Trang của Thuật. Giọng anh nhỏ nhẹ mà cương quyết. Nhưng Trang thông cảm, lúc này là Công đã sa ngã. Rất tiếc, cậu ấy đã không từ bỏ được thành phần giai cấp gia đình cậu ấy, không từ bỏ được tư tưởng tiểu tư sản hưởng lạc của cậu ấy. Bọn họ không bao giờ đi được dài lâu với cách mạng. Và vì vậy, khi có dịp, cậu ta đã đi dần từng bước phản lại quyền lợi giai cấp.
- Em không nghĩ là anh Công đã sa ngã… Sao anh lại nỡ “nặng nề” với anh ấy thế. Dù sao cũng là bạn bè với nhau.

- Trang hiểu cho tôi. Cuộc đấu tranh giai cấp này rất quyết liệt. Cô còn mơ hồ về lập trường giai cấp lắm.. Đây là lần cuối cùng bà con nông dân chúng tôi phải đánh cho gục chúng nó cô à. Hơn lúc nào hết, bây giờ chúng tôi phải hết sức vững vàng. Lúc này mà ủy mị, mà thương hại…. là sao vào cạm bẫy của kẻ thù giai cấp ngay… Trang thấy đấy: Công đã đào tẩu. Tội đào tẩu xử theo luật nhà binh là tử hình. Nhưng lúc ấy là thời chiến.

- Anh thông cảm giùm anh ấy. Anh ấy không đến nỗi nào đâu: Là vợ, em biết chắc chắn như vậy. Có điều anh ấy… Tất nhiên không thể nào vững vàng như anh. Anh ấy, về mặt tình cảm, thì đúng là rất yếu đuối, anh à. Em công nhận với anh điều ấy. Anh ấy yêu em thật, nhớ thật, “nhớ đến cồn cào ruột gan” – anh ấy nói với em thế. Dù sao anh ấy cũng đã trót nhỡ có một lần. Anh ấy cũng đã thành khẩn kiểm điểm và nhận kỷ luật. Và anh cũng biết đấy, anh ấy đã phải trả bằng máu của anh ấy trong nhiều trận chiến đấu sau đó để lấy lại danh dự và niềm tin trước đồng đội, trước đồng chí. Anh ấy có kể về một trận chiến đấu mà anh bị thương, phải, chính anh đã ngã nhoài xuống trước hỏa lực địch. Và anh ấy đã trườn lên trước làn đạnh đang như mưa của kẻ thù để cõng anh đưa về tuyến sau kịp thời băng bó…

- Đây là ý nghĩ của riêng em. Không ai đưa chuyện tình cảm riêng tư để xét đoán lòng yêu nước hay sự phản bội của một người. Theo nhiều nguồn tin, Công đã làm Việt gian!
Trang run lên, sửng sốt:

- Em không tin. Em không tin.
- Điều quan trọng là Đảng, là giai cấp có tin hay không, chứ không phải là em, một tòng phạm..
- Em là tòng phạm?
- Đúng như thế!
- Có oan cho em lắm không anh?
- Nhiều chứng cứ cho biết rằng em có liên quan đến những mưu đồ phản quốc của chồng em

Trang gục mặt xuống bàn. Chị như con nai vô tội đã bị các phường săn dồn đến tận cùng. Nghẹn ứ đến tận cổ, chị không còn khóc được nữa.

-Tôi sẽ cố gắng hết sức giúp em thoát khỏi ảnh hưởng của Công, nhưng với điều kiện, em phải nghe tôi.. Mong em đừng phụ.

- Anh có cách nào cứu giúp, cưu mang nhà em được không?
Thuật lắc đầu:

- Không! Cách mạng không nhu nhược như phụ nữ được. Cách mạng là phải cứng rắn. Anh không thể đánh đổi bất kỳ điều gì để mất tinh thần giai cấp mà cách mạng đã rèn luyện anh. Mong em thông cảm. Điều quan trọng bây giờ không phải là mạng sống của Công mà là em… Sự thật anh rất sợ ông bà nông dân sẽ đưa em ra hành quyết cùng với chồng em.
- Em có tội gì? Trang ngẩn đầu lên, cứng rắn hỏi lại.

- Trên đường đi công tác, Công đã bỏ vào thành với em…. Công là Việt gian phản quốc, em là tay chân của tên phản quốc ấy. Không còn bao lâu nữa người ta sẽ đưa Công và em ra trước tòa án của ông bà nông dân.

Trang rùng mình. Đã nhiều lần chị cố quên đi hình ảnh những người đồng chí trung kiên của Đảng. Mới hôm qua đây… những con người ấy chưa một lần gục trước kẻ thù, thì hôm nay chịu gục trước bà con nông dân.. những vũng máu nhầy nhụa gay cảm giác hãi hùng!
- Tôi không có thì giờ nhiều…

Trang ngẩng đầu lên, vẻ lo sợ thật sự:
- Bây giờ anh khuyên tôi như thế nào?
- Cô phải tỏ rõ lập trường vững vàng. Cô phải chối từ cái giai cấp tư sản của cô…
- Em là tư sản?
- Con buôn không là tư sản là gì?

- Một gian hàng khô như em mà cũng tư sản ư anh?

- Vâng, đúng thế cô à.. Tất cả đều là con buôn mà thôi. Đã con buôn là bóc lột, là loại lười lao động.. là tư sản. Muốn thoát khỏi cái cảnh đứng trước toàn án nông dân, không còn cách nào khác là phải đấu, phải tố chồng cô. Cô phải gọi đích danh đấy là tên đào ngũ, kẻ phản bội giai cấp, phải bội Đảng thiêng liêng…

- Em sẽ chết cùng với anh ấy. Không bao giờ em làm cái điều phản phúc, độc ác ấy.
- Dễ thôi. Chỉ tội thằng Linh bơ vơ..

Trang ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mắt Thuật.

- Trang đừng nhìn tôi như thế. Giữa cá nhân tôi với Công hoàn toàn không có gì. Nhưng trước Đảng thiêng liêng, Công là kẻ có tội… và cả Trang nữa… Sử thật tôi rất thương thằng bé. Trông cháu kháu khỉnh và rất thông minh. Nó sẽ sống sao đây khi cha và mẹ nó không còn nữa! Người ta sẽ đưa nó vào trại mồ côi ư? Hay ai sẽ xin nó về nuôi?
- Các người tàn nhẫn quá!

- Trang đừng nói thế. Lúc này nóng nảy không có lợi đâu. Nếu tôi tàn nhẫn không bao giờ tôi có ý định cứu giúp mẹ con em…Phải biết hy sinh Trang à. Đừng nghĩ đến mình nhiều quá.
Trang ngồi thừ một lúc lâu, rồi thở dài nói:

- Em có thể làm tất cả những gì anh muốn, miễn anh tha cho em cái mục đấu tố nhà em.
- Không được Trang à. Phải tỏ rõ mình là vô tội. Tội lỗi là do chính Công gây nên, chứ không phải em. Phải biết trút tội lỗi cho người khác nếu em muốn mình không có tội. Tôi tin Công sẽ hiểu những việc làm của em. Đằng nào Công cũng chết. Đằng nào Công cũng mất hết danh dự. Thêm hay bớt đi một vài câu tố khổ của em, cũng không phải vì thế mà danh dự của Công mất đi hay được đền bù trở lại. Phải nghĩ đến cái núm ruột của em.. Có thể em không nghĩ đến em, nhưng em phải nghĩ đến thằng bé kháu khỉnh ấy. Đừng để nó rơi vào tay một ai khác..

- Nhưng em sợ quá. Chưa bao giờ em làm điều gì thất đức.

- Như thế nào là thất đức? Em bỏ con em lại trên đời này, nó sống ra sao, sống với ai? Sướng khổ, đau đớn, nhục nhã không ai biết đến, đấy là đức à? Người mẹ nhân đức thế hả em? Một người mẹ chỉ biết sống cho chồng, cho bản thân mình là người mẹ như thế nào? Tự em trả lời trước con em đi.

- Anh là bạn thân, là đồng chí một thời với anh Công, anh cũng là người rất thương em, và cả yêu em nữa. Em cảm ơn tình yêu ấy của anh…Nhưng cái số em trời đã định rồi. Em mong anh thông cảm cho em. Em biết anh rất tốt. Và vì vậy em muốn gửi gắm cháu lại cho anh. Anh cứ gọi cháu như con của anh. Anh biết đấy, hoàn cảnh của hai đứa chúng em, nội ngoại chẳng còn ai nhờ cậy được.

Trang nhìn thấy rất rõ, đôi mày rậm của người đàn ông đi từ từ trên cái vầng trán hẹp, tiến gần lại chỉ còn cách một cái rãnh sâu trên sóng mũi. Cái rãnh ấy như một dòng sông ngăn cách hai bờ phải trái. Chăm chẳm vào cái rãnh ấy, Trang thấy một vực đen ngòm những tội lỗi. Chị hốt hoảng và con tim đập dội lên. Nếu anh chấp nhận lời thỉnh cầu của chị, chị có dám chắc rằng, cái thằng Linh kháu khỉnh và thông minh của chị sẽ được sung sướng hay không? Chị có dám đoan chắc mọi điều tốt lành sẽ đến với con chị hay không? Không! Chị hiểu, ngoài vòng tay mẹ, không có vòng tay nào khác thay thế được. Không! Chị hiểu, ngoài trái tim của người mẹ, không một trái tim nào khác có thể ủ ấm đứa con của mình như mình mong muốn. Bây giờ chị lo thật sự nếu lời khẩn cầu ấy được anh chấp nhận.
Thuật đứng lên, đi lại một lúc, gương mặt đây suy tư và dừng lại trước chị:

- Được thôi.
Chị bàng hoàng.

- Anh không từ chối! Chị hỏi lại như mình vừa nghe nhầm.

- Vì em, tôi sẽ không từ chối bất kỳ điều gì. Tôi sẽ nuôi thằng bé như chính con của tôi và của em. Nhưng tôi chỉ sợ một điều: chắc em hiểu, đằng nào thì tôi cũng phải lấy vợ. Nếu người vợ ấy coi cháu Linh như con của cô ấy, thương yêu, quí mến thằng bé như tôi mong muốn thì thật may mắn, thật phúc đức cho nó. Nếu ngược lại… Em biết, tôi còn phải làm việc, phải công tác. Công việc sẽ không bao giờ cho phép tôi ở nhà lâu, không bao giờ cho phép tôi có thì giờ để quan tâm nhiều đến nó. Dù nó là con riêng của tôi, thì cũng là cảnh dì ghẻ con chồng. Huống chi đây lại là con bạn bè. Em hiể điều tôi nói chứ?

- Em hiểu.
- Thế thì em hãy quyết định đi.

- Có cách nào cứu anh Công được không anh? Em sẽ làm tất cả những gì anh muốn nếu anh tìm cách cứu được anh ấy.

- Khó quá! Ốc không mang nổi mình ốc, còn đòi mang sên. Ngay việc cứu em thoát khỏi tội lỗi cũng là việc làm đầy mạo hiểm rồi.. Dù sao Công cũng có tội thật sự với cách mạng. với Đảng.. Nhưng tôi sẽ nghĩ, với điều kiện em phải tố mạn vào, em phải vạch mặt chỉ tên hắn thật quyết liệt, phải từ bỏ hắn, không nhận hắn là chồng nữa… Em sẽ làm như thế nào, rồi tôi sẽ liệu cách.

- Em sẽ làm như thế. Nhưng anh không lừa dối em chứ?
- Sao em lại nói thế?
- Em xin lỗi anh, em nhỡ mồm… >Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 03

Thằng Linh ra đi, để lại cho mẹ nó nỗi đau quằn quại . Trang cảm thấy hụt hẫng, trái tim tê buốt, thỉnh thoảng lại nhói lên như có bàn tay móng sắt bóp chặt. Lúc ấy chị thấy ngạt thở và người chao đảo không sao ngồi vững được nữa. Chị phải nằm vật ra giường.


Cùng với nỗi đau là nỗi nhục của một người mẹ có con hư: Cuộc đời nó không biết rồi sẽ ra sao. Chị không thể hình dung cái trại cải tạo trẻ con ấy như thế nào. Chị cứ nghĩ nó là một thứ nhà giam, một nhà tù dành cho trẻ con phạm pháp. Đã sống cảnh thân tù, còn gì là hạnh phúc. Người ta sẽ bắt nó làm lụng suốt ngày từ sáng cho đến tối. Và ăn đói, mặc rách! Những đêm mùa đông nằm cong mình trên sàn xi măng lạnh buốt, những buổi trưa mùa hè gay gắt, hàng bao nhiêu đứa trẻ chen chúc trong một căn buồng ngột ngạt, kín bưng…


Làm sao tránh được những ngọn roi, những trận đòn, những cú đấm, những cái đạp của những cai ngục. Tính nó ngang bướng, lì lợm. Tội nghiệp, lúc đau ốm, ai săn sóc, nuôi dưỡng nó. Cuộc đời của nó ai ngờ, lại rẽ vào khúc ngoặt xám xịt quá sớm như thế này. Năm nay nó 13 tuổi, đang học dở lớp 8. Còn hy vọng gì để nó trở về lại nhà trường? Ít có đứa ham học như nó. Nó học thông minh, tháng nào cũng được thầy cô khen. Cuối năm bao giờ cũng có phần thưởng. đối với chị, Linh bao giờ cũng là đứa con ngoan, biế thương mẹ, thương em và chịu khó.


Chị hoàn toàn không thể nghĩ nó có thể phạm tội. Đúng nó có thể hái ổi nhà ông Bân, bà Sành, nó có thể leo vào vườn nhà bà Kỳ, ông Thái hái doi, bẻ đu đủ… Nó thương em nó quá. Em đòi gì là nó tìm mọi cách lấy bằng được cho em. Nhưng Trang không bao giờ tin thằng bé có thể ăn cắp tiền bạc của một ai. Thế mà không hiểu sao người ta lại có đầy đủ bằng chứng về việc nó cạy cửa vào nhà ăn cắp tiền bạc của ông Bân.


Hôm ấy, chị hỏi thật nó gục đầu khóc.


- Mẹ ơi! Con ăn cắp tiền để làm gì?
Nó hỏi chị một câu mà mãi mãi chị không trả lời được. Nhưng hồi ấy chị vẫn hỏi cứng lại nó:


- Con nói thật với mẹ đi. Con đừng giấu mẹ làm gì. Người ta đã lập hồ sơ về tội lỗi của con đầy đủ như thế này rồi.
- Người ta nói điêu cho con đấy, mẹ ạ.


- Nhà nước, chính quyền, mà lại nói điêu à? Sao con dám nói thế.
- Thế mẹ có tin bố con là phản động, là Việt gian không? Hôm nọ, con đã đánh thằng con ông Bân một trận gãy răng cửa vì nó dám nói láo bố con dinh tê…


Trang lắc đầu, không hiểu nổi. Chưa bao giờ chị thấy phải trái, trắng đen lẫn lộn khó phân biệt như thời nay. Cho đến hôm nay chị vẫn chưa sao minh định được anh Công, chồng chị là người như thế nào: trung thực, yêu nước, yêu Đảng, chung thủy hay phản động, bán nước, bội bạc… Hồi ấy, trên cái sân cỏ sũng nước cạnh dòng sông Hồng quê hương anh, hàng ngàn con người đầy khí thế đập tan nát kẻ thù của giai cấp, người ta tranh nhau lên vạch tội anh – trong số ấy có chị, người vợ mà anh rất mực yêu thương. Chính tình yêu ấy đã thôi thúc, giục giã anh trộm lén trở về với chị.


Chị còn nhớ như in cái đêm anh trở về nằm bên chị… Một cái hôn cháy bỏng và dài như không bao giờ đứt. Chị ngay ngất và muốn giữ mãi cái hôn không tận cùng ấy. Anh khẽ khàng mở từng chiếc cúc áo của chị. Chị nằm yên cho anh làm trò trẻ con. Bàn tay anh xoa nhè nhẹ như cơn gió trên khuôn ngực trẻ trung của chị. Anh lắng nghe tiếng con tim chị khi dồn dập, khi từ tốn khoan thai. Anh hỏi tại sao lại có chuyện bất thường như thế. Chị suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Khi con tim như vó ngựa đang phi chính là lúc em nghĩ đến anh. Tình yêu làm em rạo rực. Còn khi nó khoan thai từ tốn, đấy là lúc em không nghĩ gì cả”. “Em thông minh quá!”. Anh khen chị một câu mà mãi sau này, khi gặp lại anh lúc giải phóng chị vẫn còn nhớ và nhắc. 

Đêm đầu tiên trở lại với người vợ ấy, anh đã nói với chị tất cả những gì anh rung động và nhớ nhung. Anh nhớ bồi hồi cái nhìn đầu tiên anh bắt gặp ở đôi mắt chị, khi cả hai do tình cờ đi về muộn. Cái ánh mắt trẻ trung và bối rối của chị đã làm anh xao xuyến, nó như có lửa, cứ nung cháy con tim anh. Nỗi thổn thức kéo dài cùng với khao khát gặp lại chị đã khiến nhiều đêm anh mất ngủ. Hồi ấy anh vừa 18, còn chị, thua anh một tuổi. Anh không ngờ đấy là tín hiệu đầu tiên của tình yêu hai người. Nhiều đêm, anh nói với chị, không bao giờ anh quên cái ánh nhìn nồng nàn của cô gái 17 ấy.


Thằng Linh đã hình thành trong những đêm ngắn ngủi nơi khuôn nhà nhỏ ở phố Hàng Chiếu ấy. Ban ngày cũng như ban đêm anh trốn biệt trên gác xếp. May hồi ấy là mùa đông. Thế rồi hôm sau anh lại lẻn ra đi, cũng vào giấc một giờ khuya như lúc anh trở về. Ấy thế mà, bây giờ buộc lòng chị phải lên tố anh,, vạch mặt tên Việt gian của anh! “Ôi, sao ta lại làm cái việc phi nhân, bất nghĩa thế kia?” chị hỏi ngay chính lương tâm mình. Có phải hồi ấy ta đã ôm gì lấy anh,, nhận những hạnh phúc đê mê mà anh giành riêng cho ta? Ta đã hôn anh, những nụ hôn chân tình, mạnh mẽ của một tình yêu cháy rực? Có đúng không, hồi ấy cả hai – ta và anh ấy – đã hứa sẽ không bao giờ phản bội nhau? Cả hai đều hy vọng, sau chiến tranh sẽ sống bên nhau mãi mãi?” Và chị trả lời với lương tâm chị: “Đúng, hồi ấy ta đã hứa với chồng ta như thế. Và, trước khi giã từ để anh lên đường trở lại đơn vị, ta, một lần nữa lại nói thật lòng mình với anh ấy. Ta coi đây là lời thề của ta. Thôi anh đi… Anh yên tâm, em sẽ mãi mãi là của anh. Dù sau này, gặp muôn vàn khó khăn, em cũng không bao giờ thay đổi”.


Trong ánh điện mờ mờ, chị còn nhớ, anh đưa tay gài lại cho chị chiếc cúc có nhẽ vì vội vã chị đã để sót… Ấy thế mà bây giờ, chưa đầy hai năm sau, khi thằng cu Linh chưa đầy hai cái thôi nôi chị đã phản lại lời nguyền thiêng liêng của chính mình. Chị thầm sỉ vả lương tâm chị, trái tim bội bạc của chị. Hóa ra chị là một người đàn bà phản phúc. “Có bao giờ vợ lại dựng chuyện để vạch trán bôi vôi lên đầu chồng mình trước hàng nghìn người như thế này không?” Quả trong đời, chưa một lần chị gặp người đàn bà phản phúc như chị!


“Sao anh Thuật lại bày vẽ, chỉ dẫn cho ta làm cái việc bất lương như thế nhỉ?” Hóa ra anh Thuật… Không, anh Thuật là một người bạn tốt, một người đồng chí có tình. Cuộc đấu tranh giai cấp hôm nay đâu phải chỉ riêng ở vùng quê này. “Cuộc đấu tranh giai cấp bây giờ, gay gắt, quyết liệt không kém gì cuộc chiến chống quân xâm lược vừa qua. Kẻ thù bây giờ là bạn ta, là đồng chí của ta hôm qua đây thôi”. Thuật nhiều lần giảng giải với chị như thế. Và anh căn dặn: “Phải luôn luôn giữ vững lập trường, không được để kẻ địch lợi dụng. Đừng mang tư tưởng tiểu tư sản ủy mị vào cuộc đấu tranh giai cấp này… Muốn cứu Công, phải vạch cho Công thấy những sai lầm của mình… Và đấy cũng là cách cứu chính bản thân em nữa. Không có con đường nào khác. Phải như thế, em à”.


“Mày là một tên phản bội!” Chị đã lấy hết can đảm bước ra trước mọi người, đến bên anh, run run giơ cánh tay lên ngang khuôn mặt anh… Ôi, cái khuôn mặt đã bao nhiêu lần chị ôm lấy, đặt đôi môi lên đấy, hôn như không bao giờ biết chán. Đôi chân chị bỗng trở nên nặng nề, bã bượi, nó khuỵa dần, khuỵu dần… Khi chị bắt gặp ánh mắt, đôi mắt lần đầu tiên, năm mười bảy tuổi chị đã bắt gặp. Nhiều năm sau này, lời tố điêu ấy cứ lặp đi lặp lại trong trí nhớ của chị, làm cho chị dằn vặt, khổ đau, ân hận và tự mình sỉ vả mình. Và để chuộc tội lỗi của mình, chị đã chấp nhận lấy Thuật, một người mà chưa bao giờ chị yêu để cứu chồng chị. Dù mỏng manh nhưng chị vẫn hy vọng chồng chị sẽ hiểu và thông cảm những điều chị đã làm.


Thuật đã không lừa dối chị, Anh đã tìm mọi cách hoãn cuộc hành quyết Công lại và tạo tất cả mọi cơ hội để chồng chị trốn thoát. Sau đêm Công mất tích, người ta định bắt chị. Một lần nữa Thuật đã bảo vệ chị và đưa hai mẹ con chị về lẫn trốn ở chính căn buồng của anh. Dù thế nào chăng nữa, những ngày ấy Thuật vẫn là nguồn an ủi, động viên chị, là chút ánh sáng mỏng manh gắn chị với cuộc đời đang bão tố. Có lần chị định mang con nhảy xuống sông Hồng, nơi Công đã từng bơi lội thời tuổi thơ. Nhưng rồi nhìn gương mặt con, thương quá, chị không đành. “Sao lại ác như thế”! Chị tự mắng mình. Và điều này nữa, lời hứa với Thuật. Dù sao chồng ta cũng đã thoát nạn. Và cái nợ này ta đã hứa sẽ trả suốt đời ta. Ta không được bội bạc thêm một lần nào nữa. 

Dù thế nào ta phải chịu đựng. Ta đã hiểu không có nỗi khổ nào bằng hàng ngày phải sống bên cạnh con người mà mình không yêu, đêm đêm phải âu yếm vuốt ve anh ta, phải để anh ta sờ khắp thân thể ta, chịu những cơn tình dục cháy bỏng đầy thú vật của anh ta… Nó như một sự tra tấn, nó như một hình phạt dai dẳng và không thể nào thoát được”.


Rồi một hôm, chị nghe tin, nhiều người may mắn chưa bị hành hình đã được trở về đoàn tụ với gia đình. Dù chỉ còn tấm thân tàn ma dại mà thoát khỏi cảnh giam cầm tù tội cũng là niềm vui của cả gia đình rồi. Trang hy vọng Công sẽ trở về. nỗi lo ngày càng khắc khoải. Chị định ôm con trở về nhà chị. 

Nhưng Thuật đã phân tích, đã giảng giải cho chị rõ ràng, Công không thuộc diện Đảng sửa sai, Đảng chỉ sửa sai từng trường hợp cụ thể vì bị qui quá thành phần. Còn Công, một cán bộ “dinh tê”, một kẻ đào tẩu, một tên Việt gian phản động hoàn toàn không thuộc diện cứu xét, mà thuộc diện truy nã. Thuật đã lục đưa cho Trang xem một tập hồ sơ về những hoạt động phản cách mạng của chồng chị. Một phụ nữ chăm chỉ buôn bán làm ăn, ít tiếp xúc chính trị, nhìn vào tập hồ sơ tội lỗi của chồng, chị cảm thấy cứ như nhìn vào một dải rừng chưa có bàn tay con người khai phá. 

Ngày nào, thậm chí giờ nào anh đã đi đâu, liên lạc với ai đều được chi rất rõ trong hồ hơ. Anh nói những gì trong cuộc tiếp xúc ấy. Tin tức anh cung cấp cho kẻ địch đã được sử dụng hiệu quả như thế nào…
Chị lắc đầu, không hiểu nổi. 

Nhưng dù sao thì đây vẫn là những chứng cứ xác đáng. Và những chứng cứ ấy bắt đầu lung lay niềm tin, niềm hy vọng về sự trong trắng của người chồng mà chị đã yêu hết lòng và cũng vì anh, chị chấp nhận sự hy sinh….Thỉnh thoảng, sau những cuộc truy hoan của Thuật, một mình với không gian tối sẫm, chị lại thầm trách Công. Lâu nay, Công sống trong chị với hình ảnh người con trai đầy tâm huyết với nhân dân mình. Mỗi lần có dịp nói về Đảng, về Bác Hồ, giọng anh bao giờ cũng thiết tha, ấm áp và đầy tôn kính. Anh nói một cách chắc chắn rằng Cách mạng sẽ thắng, và khi đất nước được độc lập, nhân dân mình sẽ hạnh phúc… anh không hề nhìn thấy cuộc đấu tranh giai cấp dữ dội ngày hôm nay và, chị cũng không ngờ nạn nhân ấy lại chính là người lạc quan Cách mạng như anh. Chị hoàn toàn không thể nào hiểu nổi chồng chị ra sao nữa. Nhiều dấu hỏi cứ treo lơ lửng trong đầu chị. Và dù đã cố hết sức, chị vẫn không sao trả lời được.


Một lần nữa Trang lại rơi vào vực thẳm không lối thoát. Niềm hy vọng mong manh tưởng sờ bắt được, trở lại như ngọn đèn dầu trước cơn bão tố. Chị hiểu chắc rằng sẽ không bao giờ tha thứ cho chồng chị. Lúc đầu chị không tin những lời Thuật to nhỏ, kín hở. Nhưng rồi cùng với dư luận bà con láng giềng, những lời tâm tình cùng với tập hồ sơ ấy đã làm chị không còn nước mắt để khóc nữa.


Một lần chị đã thốt lên:
- Em hoàn toàn không ngờ anh Công lại có thể như thế.
Và Thuật cũng đầy căm phẫn:
- Anh cũng như em, không hiểu được nguyên nhân nào đã đẩy Công sang hàng ngũ kẻ thù của chúng ta… Có thể..
- Có thể sao anh?


Thuật im lặng và lúng túng. Gương mặt anh như đang ân hận vì đã buông ra cái câu mà đáng lý anh phải giữ kín.


- Có thể sao anh? Việc gì anh phải giấu em? Anh không tin em sao?
- Anh tin em. Nhưng thật là không hay nếu anh nói với em điều này… Dù sao Công cũng không có mặt ở đây…


- Nhưng với ai, chứ còn với em, anh cũng giấu sao?
- Anh không muốn nói, chứ không phải anh giấu gì em.
- Không anh cứ nói đi.
- Em đừng buồn nhé.
- Vâng, em hứa.
- Công đã yêu một cô ở đoàn văn công và đã bị kỷ luật về tội hủ hóa. Sau cái quyết định kỷ luật ấy, Công thấy xấu hổ với bạn bè, với đồng đội và vì vậy cậu ta muốn tìm một con đường thoát…
- Em không tin.
- Anh cho em xem cái này: biên bản cuộc họp kiểm điểm Công tại đơn vị..


Cái tin như một gáo nước lạnh dội vào ngọn lửa tình yêu đang còn leo lét. Chị không còn ân hận những gì lâu nay chị đã cư xử không phải với anh. Đời thật phức tạp, thật rối rắm. Suốt những năm tháng chờ đợi, chưa một lần chị nghĩ không hay về anh. Tình yêu đang rực cháy lúc nào cũng dẫn chị vào những giấc mơ êm đềm, hạnh phúc, trong sáng. “Một người đã phản Đảng thì đối với vợ, anh ta cò vị nể gì nữa”. Thuật đã tâm sự với chị như thế và, chị lần đầu tiên tin những điều anh ta nói. Lâu nay chị sống với Thuật theo một trách nhiệm. Hoàn toàn chị không một cảm giác hưng phấn nào khi nằm bên anh, chung đụng với anh. 

Chị tin anh hiểu rất rõ thái độ lạnh lùng ấy của chị. Và thật lòng chị cũng muốn anh hiểu chị hoàn toàn không yêu anh, mặc dù chị biết anh yêu chị thật lòng. Toàn bộ con tim chị, chị đã dành cho chồng chị hiện đang ở một cõi trời tăm tối nào đấy. Và mặc dù vậy, chị vẫn hy vọng một ngày nào đấy gặp lại anh. Chị sẽ ôm anh, vò đầu anh như vò đầu một đứa trẻ thơ và hôn anh những cái hôn dài vô tận. Với ý nghĩ như thế, chị thấy lòng mình vơi đi những nỗi năng nề, tâm hồn thanh thản hơn lên trước cuộc sống hiện tại. Bây giờ thì chị mới hiểu cái lắt lép của tình yêu là thế đấy. Tình yêu không bao giờ là cái mình tưởng, cái mình nghĩ. Nó, tình yêu ấy, luôn là những nghịch lý, là những ẩn số, không bao giờ thuận chiều, không bao giờ nghĩ rằng ta đã tìm ra đáp số. Cái mà ta mong đợi, chính là cái mà không bao giờ đến với ta.


Đêm ấy, lần đầu tiên chị chủ động trong mọi quan hệ đối với Thuật. Chị tự ôm anh, hôn anh, và làm tất cả những gì anh muốn. Tuy nhiên, có điều kỳ lạ là ngay trong lúc chị càng ôm ghì lấy Thuật để cố quên đi cái người chồng bội bạc kia, thì gần như không giây phút nào chị không nhìn thấy như chính anh đang ăn nằm với chị. Cái cử chỉ ấy đánh lừa được Thuật, nó làm anh đê mê trong cơn khát tình cảm. Và mãi cho đến khi anh không còn sức lực nữa lăn xuống giường, lúc ấy chị mới bình tĩnh lại, thấy tủi hổ nghĩ mình như thân phận một con điếm, chỉ biết tạo ra những hưng phấn giả tạo cho một người đàn ông. Chị vùi mặt vào đống chăn và mặc cho những dòng nước mắt tuôn chảy…


Và sáng hôm sau, lần đầu tiên chị nhìn thằng Linh với đôi mắt khác: căm giận thật sự, như nỗi căm giận chính người bố đẻ ra nó, nguyên nhân của những dày vò, ân hận của chị, nguyên nhân của những đỗ vỡ trong tình cảm của chị. Đấy là lúc nó sơ ý để cái Oanh em của nó ngã từ trên võng xuống, môi bị rách và máu chảy ra lênh láng. Chị đã bước lại, trừng mắt nhìn thằng con riêng ấy và không kìm được khi thấy chính đứa con của Thuật khóc ngất đi, khuôn mặt nhòe nhoẹt máu.


- Mày định giết con tao hả? Cùng với tiếng kêu ấy là một cái tát nảy đom đóm vào mặt thằng bé.


Cái tát ấy đã làm hả cơn giận của chị. Và cũng từ đấy, tình cảm của chị đối với đứa con riêng kia ngày càng xấu đi. Mối quan tâm của người mẹ đối với nó dần dần không còn nữa và thay vào đấy là sự trả thù cho tình yêu bị phản bội. Chị bắt đầu sai cu Linh xách nước, rửa bát, thổi cơm, thậm chí làm thay việc người lớn: bửa củi và đi chợ. Và mỗi lần có chuyện bực mình, chị lại lôi nó ra mắng mỏ thậm tệ, hơn thế nữa, gặp cơn điên chị còn đánh nó quằn quại.


Cu Linh, những lúc ấy, chỉ biết cúi đầu van xin:
- Con lạy mẹ, con van mẹ! Con chừa rồi! Con xin mẹ đừng đánh con nữa. Từ nay con xin chừa, con xin chừa.


Và chị gầm lên:
- Chừa! Chừa! Rồi lần sau vẫn thế! Chừa gì cái dòng họ nhà mày! Đổ phản trắc! Quân phản bội!


Những lúc như thế, thằng bé rúm ró lại, mặt tái mét giương đôi mắt to và đen nhánh y hệt bố nó nhìn chị. Và điều ấy càng làm cho cơn giận của chị sôi lên. Gần như chị không còn nghĩ gì nữa, gặp gì túm được là chị túm và phang vào thằng bé. Có lúc một cái chân ghế đã bay vào đầu nó, máu chảy xối xả. Lúc ấy, chị lại ân hận. Tình cảm người mẹ lại hành hạ chị. Chị dày vò mình. Chị hiểu thằng Linh không có tội tình gì. Và hành động của chị là quá độc ác, hành động của mụ dì ghẻ không có lương tâm. Chị ôm con vào lòng và khóc.
-Con tha lỗi cho mẹ. Mẹ độc ác quá.


Cu Linh lại ôm mẹ, giương đôi mắt tròn to đầy ngạc nhiên nhìn mẹ và mếu máo:
-Mẹ, mẹ không ghét bỏ gì con chứ mẹ?


-Không, Ngược lại mẹ thương con nhiều hơn… Mẹ hứa từ nay mẹ không bao giờ đánh con như thế nữa.


Nhưng vài hôm sau, mọi việc lại như cũ. Tình cảm của chị đối với thằng con riêng tan biến nhanh chóng như một thứ bọt xà phòng, thay vào đấy là sự hằn học. Và bằng cách này hay cách khác, chị lại tìm cách trả thù… Thằng Linh học ngày càng sa sút. Từ học sinh giỏi số một của trường, xuống học sinh giỏi của lớp và bây giờ, tuy chưa đội sổ, nhưng nó vẫn là đứa học sinh kém. Số ngày nghỉ không lý do của nó chiếm kỷ lục ở trường. Nhà trường vì nể bố dượng nó mà chưa đuổi nó đấy thôi. Tâm trạng, tình cảm của một người mẹ như chị cũng thật lạ lùng. Khi cu Linh học giỏi, được thưởng, chị cũng hằn học:


-Học giỏi để làm gì cái quân phản bội như dòng họ nhà mày. Mày ném ngay vào sọt rác những quà thưởng của mày đi. Tao không tham thứ của ấy.


Và khi nó học sút kém, bị nhà trường góp ý, phê bình, chị đã không kìm được cơn “điên” của chị. Chị đánh nó bầm cả thân thể:


-Đồ ăn hại! Đồ vô lương! Quân đê tiện, chó má, phản phúc. Học hành thế hả? Mày muốn lớn lên đi lừa gạt người ta hả?
Gãy con roi này, chị tìm con roi khác. Những ngọn roi tới tấp vút vào người thằng bé. Những lúc ấy nó gồng mình lại im lặng và chịu đựng:


-À, mày gan lì, mày ngang bướng, mày bất chấp đòn roi.
Chị lại tiếp tục vụt mạnh hơn. Những ngọn roi xé gió, xé cả thân thể thằng bé.
-Con van mẹ, con xin mẹ. Con sẽ cố gắng. Mẹ tha tội cho con. Con lạy mẹ trăm ngàn lạy. Con không bỏ học nữa…


Thực ra, những buổi bỏ học của nó đều có lý do hết sức chính đáng. Đấy là những lúc chị sai nó công kia việc nọ. Hình như chị cố tình không muốn cho nó đi học nữa. Tự nhiên, chị bảo nó: “Hôm nay mày ở nhà cơm nước. Tao mệt”. “Hôm nay mày nghỉ học đi chợ, tao bận…” “Hôm nay… Hôm nay…” Một tháng có đến mười cái hôm nay như thế. Thằng bé nghĩ học không lý đo, luôn bị nhà trường nhắc nhở và không ít lần bị cảnh cáo gục mặt dưới cờ…. Rồi một hôm em bị thầy hiệu trưởng kêu lên. Bắt em đứng chờ gần suốt buổi ngoài hành lang tê cả chân để cuối cùng ông chỉ nói gọn một câu: “Bắt đầu từ hôm nay, em không được học nữa”. Và ông ra về.


Cúi đầu, thằng bé ôm vở với hai dòng nước mắt đau đớn và hổ thẹn trở về nhà. Nhưng rồi, khi bước chân vừa đụng đến cổng, nó giật mình thối lui trở lại, nặng trĩu một nỗi lo sợ. Nó bỗng hình dung đến những con roi, những khúc cây, những chân ghế… Cái nọ nối tiếp cái kia xáng vào thân thể nhỏ bé của nó. Bây giờ, khi đứa con riêng của chị không còn bên chị nữa, chị mới đau đớn nhận ra mình độc ác. Hóa ra con đường dẫn con người đi vào tội lỗi đơn giản như thế này ư? Đấy là những cơn ghen, không hơn – những cơn ghen quái ác, những cơn ghen đến lạ lùng của người phụ nữ.


Trước đây, khi Công bị bắt, bị đưa ra vạch mặt chỉ tên, chị đã bước ra trong nỗi run sợ để tố cáo anh, ngay cả lúc ấy, chị cũng chỉ mang một nỗi đau đớn và thương anh bởi chị hiểu việc làm nhơ nhớp của chị cũng chính là vì anh, vì sự sống của chính anh. Nhưng bây giờ khi cu Linh đã bị người ta dẫn vào trại giam thì chị mới thấm nỗi đau của sự mất mát cùng nỗi dày vò sự độc ác của chính mình. Chị hiểu hơn ai hết rằng con đường dẫn thằng con riêng của chị đi vào nhà tù cũng chính là con đường tội lỗi của chị. Điều rất lạ, chị không thể hiểu được vì sao, thằng con riêng ấy vẫn thương chị, thương em nó. Nhìn thấy nó ôm những đứa em, vỗ về và hứa hẹn… chị thấy nói lên từ con tim mình những mũi kim. Chị chưa thấy một người mẹ nào lại ghét bỏ con cái mình cả….


Ngày hôm ấy, chị bỏ mặc hai đứa con, tự thổi nấu và tự ăn, chị chui vào giường, nung nấu một ý nghĩ, chờ Thuật về nhờ anh bằng mọi cách xin cho thằng Linh trở lại với chị. Chị sẽ đích thân xin cho nó đi học lại. Cái ý nghĩ ấy đôi lúc làm khuây khỏa được nỗi đau buồn của chị. Càng lúc chị càng bám chặt vào nó. Dường như chị sợ, nếu rời cái hy vọng ấy ra, chị không sống nổi. Con người sống không hy vọng thì cũng chỉ là một con vật mù thôi.
Cũng may, chiều chập choạng chiếc com – măng – ca Bắc Kinh đã đưa Thuật trở lại nhà sau gần một tuần công tác.

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 04

Trang bỗng nghĩ, đối với chị, Thuật quả là một ân nhân. Và lúc ấy lại nhói lên trong chị câu hỏi sao hồi ấy chị lại khước từ tình yêu của Thuật để đến với một người con trai bội bạc mà hậu quả của cuộc tình duyên ấy đã ám ảnh chị, gây cho chị những đau khổ và bất hạnh, đẩy chị đi vào con đường ghen ghét, hận thù. Và bao giờ câu trả lời cũng chính là lời buộc tội của chính chị: “tình yêu của tuổi trẻ là thế đấy, bồng bột và thiếu suy sét.”


Thuật đã đến với Trang trầm tĩnh hơn. Không háo hức, sôi nổi như tuổi 17-18 của Công và chị hồi ấy, anh âm thầm giải thoát cho chính người chồng lừa dối chị, và, cho mẹ con chị. Chị hiểu làm được việc ấy đâu phải dễ. Không khôn khéo, không bản lĩnh sễ không bao giờ gỡ được cái nút đã thắt lại của số phận gia đình chị hồi ấy.


Trên cái mảnh sân vận động đầy những vũng nước tù đọng cạnh đê con sông Hồng hồi ấy, không ít người đã gục xuống, vĩnh viễn không bao giờ trở về với gia đình, với người thân nữa. Trong số ấy,không ít những người vô tội. Còn chồng chị người có tội thực sự - có tội với cách mạng, có tội với chị, người vợ đã một lòng vì anh – thì lại được giải thoát. Không biết bây giờ anh ở đâu. Nhưng chị tin chắc là anh còn sống.


Nhiều lúc nghĩ cảnh chị vò vò chờ anh, ngược lại anh quên tất cả, đam mê theo đuổi cô văn công nào đấy bên bờ một con suối, lúc ấy trái tim chị sôi lên, đòi trả thù. Và khi không giữ nổi, chị đã tìm cách hành hạ thằng con riêng của chị, bởi nó cũng chính là dòng máu của anh, kẻ phản bội.

Sau lúc bị đòn roi, thằng bé ngồi so trong một góc tối, đôi mắt sợ sệt lấm lét nhìn chị. Đôi mắt ấy nhói vào tim chị và đọc được câu hỏi, đúng ra là lời oán trách người mẹ vô lương. Và lúc ấy lòng chị mềm lại. Chị nhận ra rằng nó bị đòn oan, nó vô tội. Những lúc như thế, chị lại nghĩ về bố nó với những kí ức đẹp đẽ hơn. Tình yêu ban đầu đã trở về với chị. Tuy không còn rực cháy như hồi ấy, nhưng chị hiểu nó vẫn còn ấm nồng trong chị, bắt chị phải đặt lại câu hỏi:” Anh ấy có phải là kẻ lừa dối, là lẻ bội bạc không?”. Câu hỏi đã làm chị ván vất, khó thở… Chị vừa linh cảm một điều gì, thật khó diển giải. Chị bỗng nhớ ánh mắt nồng nàn tha thiết. Và chị chưa bao giờ muốn xa rời nó ngay cả trong giấc mơ. Tình yêu là tiếng nói có nhiều cung bậc, nhưng không lời. Tiếng nói không lời sao cứ văng vẳng trong tâm hồn chị những âm thanh muôn màu, rạo rực… Và chị chợt nhận ra rằng rút ra khỏi tình yêu thuở ban đầu không phải dễ, bởi một nhẽ đơn giản: đấy là tình yêu thật sự, tình yêu có cánh.


Những phút giây hồi tửng như thế thật hiếm hoi, bởi trước mắt chị bao giờ cũng là hình ảnh gần gũi thân quen - mà có lúc chị còn nghĩ nó đẹp đẽ một cách cao thượng - của Thuật. Bóng anh bao trùm lên đời chị đầy những dư vị ngọt ngào. Chị hiểu một cách sâu sắc rằng, anh ta yêu chị thật sự, tình yêu có màu, nhưng đầy vị tha. Anh ta lặng lec tôn trọng mối tình đầucủa chị và, thỉnh thoảng khi dòng hồi ức của chị quá mạnh, anh có vẻ buồn. Những lúc ấy anh chỉ thốt lên:


- Thôi đừng nghĩ nữa em à. Dù sao em cũn không phải là người gây ra cho cậu ấy những tội lỗi… Con người đã có cái tính ấy, dẫu em có nghìn tay cũng không buộc nổi.
- Nhưng anh thông cảm, tính em hay nghĩ ngợi.


- Hãy sống với các con, hãy sống với gia đình, hãy sống với hiện tại và hãy sống với cả tương lai. Sống mãi với quá khứ làm sao sống được.


Thuật đã khuyên chị chân thành, bởi chị hiểu hơn ai hết, anh là người đầy tội lỗi. Anh đang muốn cắt đứt quá khứ. Mơ hồ chị hiểu là anh đã dựng nên bao nhiêu hồ sơ, có thật và không có thể để giết bao nhiêu bạn bè bao nhiêu đồng đội cùng chiến hào vơia anh. Thời ấy anh cũng chỉ là tín đồ ngoan đạo mà thôi


Nhiều lần anh nói với chị đầy tự hào:


- Anh là một cán bộ Cách mạng trung thành của Đảng. Anh sống vì Đảng và cũng chết vì Đảng.


- Em hiểu… Không có Đảng làm sao có Điện Biên Phủ, làm sao quân Pháp chịu trả miền Bắc cho ta… Nhưng em hởi anh này, có sai anh cũng đừng chụp mũ em nhé.
- Sao em lại nghĩ thế?
- Thì em cứ nói cho hết nhé… Giả dụ Cách mạng bảo anh giết em, anh có giết không?
- Lạ lùng quá… Sao em lại hỏi anh thế nhỉ?


- Thì chính anh đã nghe theo cấp trên của anh và giết biết bao nhiêu là người lương thiện thời cải cách ruộng đất kia mà. Và cũng chính anh mới đây thôi, đã nói: anh sống vì Đảng và chết vì Đảng.


- Em rất mơ hồ. Cách mạng nào mà không có cái sai. Điều quan trọng là Đảng đã thấy mình sai và sửa sai. Em không thấy sao?


- Em thấy. Như thế là Đảng vẫn có thể sai?
- Đúng như thế.
- Thế thì anh đừng nên tuyệt đối hóa Đảng của anh quá đáng. Cái gì cũng phải Đảng. Đảng nghĩ, Đảng ra quyết định. Cứ như thế mà làm. Không ai được nghĩ khác. Đảng độc quyền chân lý tuyệt đối… Và anh là một tín đồ.


- Em không hiểu gì cả. Đảng là trí tuệ của nhiều người, vì vậy ta phải tuyệt đối tin tưởng Đảng. Phải nhìn thấy thắng lợi là to lớn, là vĩ đại, còn sai sót là nhở bé, không đáng kể… Chẳng hiểu em học ở đâu cái lí luận kì quặc như thế. Đừng dại, bỏ ra là bị chết chém đấy.
Trang sợ quá. Nhiều ngày sau này chị vẫn còn rờn rợn ở gáy. Có lẽ trong cơn xúc động vì người chồng, chị đã không gjữ được tâm trạng bực bội, chua chát của mình.
Từ đấy chị không dám động đến Đảng nữa. Thỉnh thoảng từ cơ quan trở về, trong bữa cơm đầm ấm, anh lại sỗ sàng nói với chị:


- Em biết không, hôm nay anh phải xích tay một thằng chống Đảng.
- Sao thế anh? Chị từ tốn hỏi.


- Nó làm thơ, đòi tự do, dân chủ. Thằng điên thật. Tự do, dân chủ phải trong sự lãnh đạo của đảng chứ… Bầu hội đồng nhân dân, nó cứ nhè mấy lãnh đạo huyện ủy mà gạch.
- Nhưng pháp luật đã cho người ta quyền tự do lưa chon mà?


- Em ngây thơ quá! Tự do đi gạt những người Đảng lựa chọn à? Đấy là thứ tự do tư sản… Em nên nhớ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, con người không thể có tự do, không thể có dân chủ được… Cái thằng ấy rồi mục gông! Ở trong nhà tù tha hồ mà dân chủ và tự do.
- Em thấy oan cho người ta quá.


- Oan cái nỗi gì! Anh không hiểu em đứng trên lập trương nào mà nói thế… Giữ kín mồm, không chết chém đấy.
Chị im lặng ngay. Mặc dù đang ăn cơm, chị vẫn vờ đạt đũa xuống mâm, đưa tay sờ lên gáy…


Hồi ấy, khi đưa chị về dấu ở nhà, hình như sợ chị trốn, anh đã nói câu na ná như thế: Em cẩn thẩn, không được ra ngoài nhé… Người ta thấy được em, em sẽ chết chém đấy. Chị tin anh điều ấy. Ở trong nhà anh, một căn nhà do bà cô để lại, khá kiên cố mà lúc nào chị cũng nơm nớp lo sợ cái đầu lìa khỏi cổ.


Trước khi Công bị bắt người ta ra sân vận động nhòe nhoẹt bùn đất ấy xem xử chém một “tên địa chủ gian ác”. Khi nhìn lưỡi dao nhoáng lên, chị bủn rủn cả tay chân… Cái ấn tượng ấy thỉnh thoảng lại trở về trong kí ức của chị.


Và hôm ấy, ngây thơ chị lo sợ rằng người ta sẽ đem thằng con trai riêng của chị ra xử chém để thế mạng cho bố nó. Ở đây,cái việc bắt và giết người như anh nói, sao quá dễ dàng.
Khi nghe tiếng xe anh về, chị vùng dậy như tìm thấy một cứu cánh.
Chị chạy ùa ra tận xe, nắm tay anh:


- Chuyện gì thế em? Anh hỏi rất đĩnh đạc.
Chị ấm ức:
- Người ta bắt cu Linh rồi.
- Vì sao?
- Người ta bảo nó ăn cắp tiền của ông Bảo.
- Lại có chuyện như thế ư?
- Ai mà biết được!


- Thôi cứ bình tĩnh đã. Đừng hốt hoảng. để anh hỏi lại xem. Trẻ em chúng nghịch ngợm là chuyện thường. phải giáo dục từ từ khắc nó khôn lên thôi.
- Nhưng anh có thể tin là nó ăn cắp không?


- Phải xem xét cụ thể. Nó bị bắt chắc là có… sao đấy, đâu phải tự nhiên vô cớ. ai cũng biết nó là con của em và của anh.


- Em không tin. Lại có gì mờ ám đây.


- Sao em vội kết luận như thế. Chẳng nhẽ vuốt mặt người ta mà không nể mũi ư?
- Nể! nể, người ta đã không lôi thằng bé vào tù.
- Đừng nối thế em. Không có việc gì mà không có nguyên nhân.


- Thứ gì người ta lại không dựng nên được, huống chi là nguyên nhân. Ai còn lạ gì cái nguyên nhân của các anh.


- Anh khuyên em bình tĩnh. Sốt ruột, nóng nẩy không giảu quyết được gì đâu em ạ. Anh hiểu em lắm. Tâm trạng của người mẹ mà. Mẹ nào mà không thương con. Tình thương mênh mông cũng dễ rơi vào khuyết điểm: bao che. Chớ ăn nói bừa bãi, hàng xóm người ta nghe được… không khéo mà chết chém.


- Chết gì cũng được. Sống như thế này khổ lắm.
Lần đầu tiên Trang không sợ cái con dao loang loáng bập vào cái cổ “ tên địa chủ gian ác” mà sau này được sửa sai, được nhận bằng liệt sĩ ấy.
Thuật dịu xuống:
- Mọi việc để anh lo. Đừng làm rối lên càng khó gỡ. Như thế chẳng giải quyết được gì, chỉ có hại cho thằng Linh thôi.
- Đằng nào thì nó cũng vào tù rồi!


- Phải tìm cách cho nó ra, chứ chẳng nhẽ…Thôi em đi làm mấy con cua nấu cháo ăn cho khỏe đã. Cậu nhân viên cơ quan anh nó biếu đấy. Cua Cong đấy thịt chắc lắm…
- Nhưng mà anh có lo cho nó được không?


- Anh sẽ đi lo cho con. Em cứ yên tâm.


- Nói thế nhưng công việc cuốn hút anh, ngày này qua ngày khác. Nhiều hôm đến 11h anh mới về. Anh lại ôm chị âu yếm và hứa tuần tới anh sẽ đi thăm thằng bé và tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện.


- Em thông cảm, anh bận quá. Kì này người ta định rút anh về tỉnh, nhận chức phó bí thư trực…
- Anh chỉ biết lo cho cái ghế của anh, còn con cứ mặc nhiên ngồi tù. Cũng phải thôi nó không phải con anh, không phải máu mủ ruột rà của anh.
- Đừng nói thế, em. Em xem có bao giờ anh nghĩ thế đâu. Anh yêu em như thế nào, anh thương thằng cu Linh như thế.

Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 05

Anh nói hơi quá, nhưng không hiểu tấm lòng anh có như thế không? Thật chị chưa hiểu nổi anh. Bởi anh khéo quá. Ít khi anh cáu gắt. Với ai anh cũng ngọt nhạt. Có lần một đồng chí của anh đến tận nhà sỉ vả anh:

- Tôi có tội lỗi gì mà anh đẩy tôi đi vùng kinh tế mới?

Anh từ tốn giải thích:

- So với nhiều anh em khác, anh có năng lực hơn.

- Dối trá! Dối trá!

- Anh hỏi, tôi trả lời, anh bảo tôi dối trá.

- Đúng như thế. Có năng lực hơn lại đẩy đi vùng kinh tế mới à?

- Vâng. Đảng cần có mặt của đồng chí ở trên ấy.

- Anh không hiểu đi vùng kinh tế mới là đi đày à.

- Đảng viên mà đồng chí nói năng như kẻ phản động thế ư?

- Có những kẻ phản động mới cố tình không hiểu cái tình cảnh của dân kinh tế mới thảm hại như thế nào mà thôi

- Tôi xin nhắc lại đây,là chủ trương của Đảng.

- Chủ trương thì đúng, nhưng cơ sở vật chất và thời gian thực hiện chưa có. Và vì thế nó đã đẩy nông dân ta đi vào bần cùng. Anh phải chịu tội lỗi này.

- Chủ trương đúng, người thực hiện là anh. Sai thất bại anh chịu, sao anh đổ lỗi cho tôi

- Anh giởi thay tôi thực hiện đi. Toàn lafth]s bốc phét. Ngồi một chỗ mà nói lí luận. Lí luận cù nhầy. Tôi không đi, anh làm gì tôi thì làm.

- Anh đừng thách thức Đảng.

- Tôi thách thức anh, chứ không thách thức Đảng… Tôi phê bình, góp ý anh, anh vui vẻ nhận rồi âm mưa “đì” tôi. Tôi đọc được cái sách Tàu của anh rồi. Thâm lắm. Lúc nào cung gắn mình với Đảng, lấy Đảng làm cái vỏ bọc che chắn cho tội lỗi của mình.

Đêm ấy chị hỏi anh:

- Sao anh để họ lăng nhục thế mà chịu được .

Anh ôn tồn giải thích cho chị:

- Đã làm chính trị là phải biết cười hồn nhiên trước kẻ chửi mình. Điều quan trọng

Là phải biết quật ngã đối phương mà họ không hề nắm đực ý đồ của mình. Khi có quyền lực tuyệt đối, mình sẽ xử sự mọi việc theo cách của người có quyền lực.

Ba tháng sau anh cho chị biết:

- Thằng cha ấy đã bị bắt.

- Sao thế anh? Chị ngạc nhiên hỏi lại.

- Chống Đảng.

- Là Đảng viên sao nỡ đi chống Đảng?

- Mất chất.

Từ đấy chị suy nghĩ dè dặt…về người chồng mà chị vẫn cho là điềm tĩnh và tốt bụng. Anh có một cách sống hoàn toàn khác Công, người chồng trước của chị. Công ngây thơ và hồn nhiên như chú mèo con. Công yêu và ghét rất rõ ràng. Mỗi lần đụng chạm với ai, tối về anh dằn vặt không ngủ được. Anh bộc lộ tâm trạng bực dọc của mình ra với chị như chính chị là đối tượng phê phán của anh. Ngược lại, Thuật trẫm tĩnh, khi vui cung như khi buồn, vẫn nụ cười nửa miệng dè xẻn ấy.

Nhưng anh nắm quyền lực và anh biết sử dụng quyền lực. Anh khuyến khích mọi người phê bình anh.

- Sao cứ moi móc nhau làm gì thế anh? Chị khó chịu hỏi

- Phải tỏ rõ dân chủ thực sự. Nhưng những người đi quá trớn sẽ thấy mình nhầm và nhận lấy bài học đắng cay. Ngày xưa đói khổ, nghèo nàn mới đòi dân chủ, bây giờ Đảng phải lo cho mọi thứ… còn đòi gì bữa.

Anh đã đi những bước khá vững chắc trên con đường làm chính trị của mình.

- Anh không bắt ai khom lưng, nhưng em thấy dường như không ai dám ngẩng đầu lên trước anh? Chị đã dại dột tuôn ra một câu hỏi mà mãi sau này chị vẫn còn lo.

Nhưng anh đã vui vẻ trả lời:

- Đấy là nghệ thuật của những người lãnh đạo. Làm lãnh đạo mà không biết tạo cái uy, làm sao lãnh đạo được.

Chị hiểu, anh đã nói rất thật.

Không phải khong có lúc chị tự hào về sự tiến bộ của chồng. Từ ngày lấy anh,chị thấy càng ngày chị càng được nhiều người vị nể hơn. Gặp chị từ xa, người ta đã cất tiếng chào trước. Người ta khen chị đẹp, khen chị thông minh, khen chị nhân hậu…Người phụ nữ nào lại không thich khen.

Thỉnh thoảng người ta lại đến tận nhà biếu cho chị cái này cái khác, toàn những của quý. Chị đem khoe với anh. Và anh đã vui vẻ đền ơn sòng phẳng: khi nói thường trực ủy ban giải quyết trương hợp đi nước ngoài, khi bảo công xá cho một trường hợp bị bắt nào đấy…Những công việc trong tầm tay anh.

- Phải biến những thứ của quý ấy thành vàng hết, em à. Một lần nào đấy anh đã nói với chị như thế.

- Ai bày cho anh thế? Chị thật thà hỏi.

- Bà cô anh- đấy là người đàn bà nổi tiếng ki cóp.

- Sao anh không nghe Đảng. Anh không biết những thứ ấy nhà nước cấm mua bán, tàng trữ à.

- Cấm ai chứ cấm mình à. Bố thằng nào dám vào đây mà khám. Nhưng phải thật khóe, em à. Cái gì cũng thế, kín như bưng mới ăn chắc.

Chị đã làm như ý anh mong muốn. Cái hộp vàng càng ngày càng đầy thêm. Từ vài ba cái khâu, tăng dần lên năm mười khâu, rồi 20-30-40-50 khâu, cho đến khi đựng không vừa cái hộp ấy nữa, anh lại tìm cho chị cái hộp khác. Anh nói:

- Không phải anh không tin em. Em đừng nghĩ ngợi… Nhưng anh giữ chắc hơn em. Bây giờ nó là của chung của chúng mình, sau này nó là tài sản của con của chúng ta…

Anh nói vòng vo, cởi mở, chân tình. Chị thấy không gợi một chút riêng tư. Vả lại về mặt nào đấy chị vẫn không coi cái hộp vàng lẫn ngọc trai ấy có giá trị gì lớn lao. Bởi hồi ấy ít ai mang đồ trang sức và cũng ai it lưu tâm đến cái việc tích trữ. Sau này chị mới hiểu anh là người có con mắt nhin xa, con mắt thực dụng…

Nhiều lần chị thắc mắc, không hiểu một con người mưu lược như anh, đầu óc tính toán chi li như anh lại đặt vấn đề lấy một người phụ nữ đã có con và có một người chồng “dinh tê” như chị. Anh lại vui vẻ trả lời:

- Anh với Cong là bạn, là đồng chí. Chính Công đã cứu anh thoát chết. Giờ Công gặp hoạn nạn. Âu cung là số phận dun dủi… Anh bỏ mặc em sao đành.

- Cảm ơn tấm lòng nhân ái của anh - nhân ái đến đâu, em chưa đo được nhưng dù chỉ là một tí như anh nói, em cũng cảm ơn anh. Nhưng nói thật rằng, hồi ấy em rất sợ anh trả thù, bởi hồi ấy em đã khước từ tình yêu của anh…

- Bây giờ thì em không nghĩ về anh như thế nữa chứ?

- Vâng. Anh đã không lừa dối em. Em cảm nhận được sự che chở và âu yếm của anh, phần nào em đỡ tủi thân.

- Em vẫn chưa thấy mình hạnh phúc?

- Đôi khi hạnh phúc chợt lóe lên trong em, nhưng nó lại tắt ngay. Đời em dường như đã sang chiều rồi. Nhưng dù sao em vẫn không chối cãi rằng anh yêu em thật lòng.

- Nói chung em không còn băn khoăn gì về tình yêu của anh đối với em nữa chứ?

- Vâng nói chung là như thế, nhưng…

- Em định dấu anh điều gì. Chẳng lẽ em lại không dám thật lòng với một tình yêu như tình yêu của anh.

- Không phải như thế. Nhưng những điều gợn lên ấy, em vẫn thấy chưa có cơ sở.

- Dù thế, khi đã yêu thật lòng, ta cũng không nên giấu giếm nhau.

- Anh đừng giận em nhé.

- Không, không bao giờ…

- Người ta nói anh thu phục em một cách tài tình. Ngoài ra không ai làm được như thế.

- Thu phục…Tài tình…Toàn những lời khó hiểu. lại có khẻ naò xuyên tạc đây… Em nên nhớ bây giờ nhiều kẻ xấu lắm. Chúng luôn muốn chống Đảng.

- Có dính gì Đảng ở đây?

- Thì uy tín của anh không phải là uy tín của Đảng là gì.

Chị im lặng, lắc đầu không hiểu.

Còn anh, đêm ấy, lần đầu tiên anh phải dùng thuốc an thần.

Đấy là thời kì chị sinh cái Oanh được gần năm, thời kì mọi việc đã đi dần vào bình thường, các mối quan hệ cũ đã mờ nhạt và các mối quan hệ mới được hình thành và ổn định. Cái không khí gia đình tạm yên ả cho đến hôm thằng con riêng của chị bị bắt. Nó như một cơn gió lốc, xoáy cuốn mọi nếp nghĩ tưởng như bình yên trỏ dậy. Sau một đêm, chị lại nhìn anh nặng nề hơn và câu hỏi thật giả cứ xoáy quanh ý nghĩ của chị. Mãi hơn 1 tháng sau, khi anh chịu bố trí công việc để đi thăm thằng con riêng ấy chị mới dễ chịu đôi phần.

… Khi anh đến trại, thằng Linh đang đào sắn, lưng nó láng nhẫy mồ hôi. Nhận ra anh, nó mừng quá, chạy ù ra, suýt nữa nắm cả bàn tay đầy đất vào tay bố dượng nó. Im lặng, dường như nó tủi thân. Anh nhận ra từng giọt nước mắt lăn xuống sống mũi nó. “Thằng bé có đôi mắt và cái mũi giống hệt thằng bố nó”. Anh nhận xét thầm với sự hằn học sâu kín. Nhưng rồi ngay sau đấy, anh xoa đầu nó:

- Con cố gắng cải tạo cho tốt, chóng được… các chú khen.

- Con được khen rồi đấy, bố à.

- Thế là tốt. Con hợp với môi trường ở đây đấy.

- Vâng. Các chú thương con. Chỉ có mấy thằng ở thành phố, nó rủ con trốn, con không dám, nó trù con.

- Chúng nó làm gì con?

- Chúng nó dí dao nhọn vào cổ con, ấn đầu gối vào ngực con đến không thở được…

- Để bố mách với mấy chú.

- Đừng bố… Bố đi rồi chúng sẽ tìm cách đánh con chết. ở đây, có nhiều đứa bị đánh ngất đi đấy bố ạ.

- Các chú ở đây chịu à?

- Các chú có bắt giam bọn nó. Phạt ấy mà. Nhưng hết phạt trở về chúng vẫn là anh chị. Mấy đứa bảo con phải ngậm miệng, phải kiêng nể bọn chúng… Nhưng con không chịu đâu… Mẹ và các em ở nhà khỏe không bố?

- Khỏe con à. Mẹ và hai em nhớ con lắm.

- Con cũng nhớ mẹ và chúng nó không ngủ được.

- Con yên tâm ở đây cải tạo cho tốt. Đừng nôn nóng mà hỏng việc.

- Vâng, nhưng con không ăn cắp bố ạ.

- Dù sao con cũng ở đây rồi… Chỉ có con đường cải tạo cho thật tốt… Bây giờ con viết cho mẹ con lá thư. Con phải nói sao để mẹ đừng lo nhé. Con có thể viết ở đây khí hậu tốt, lao động và học tập điều độ, bạn bè vui vẻ… Đại khái như thế.

- Vâng.

Khi anh ra về, cùng với là thư thăm mẹ, cu Linh còn gởi về cho em nó một cái ô tô bằng thân cây sắn và một sợi dây chuyền bằng lõi cây sắn. Nó khéo tay, nom những trò chơi nó làm cũng lý thú. Riêng mẹ, nó làm một chiếc lược, chuôi lược có khắc hình quả tim.

Thuật cầm những món quà kỉ niệm ấy với sự trân trọng thực sự.

Trước khi ra về, anh có ghé vào Ban giám đốc trại. Đấy là một căn nhà kiên cố, xây bê tông cốt sắt, nom uy nghi giữa một vùng rừng núi hoang sơ. Xa xa phía bên kí đồi là những dãy nhà xây một tầng kiểu trại lính.

Giám đốc trại vui vẻ tiếp anh.

- Tình hình ở đây thế nào, đồng chí? Anh hỏi sau một lúc suy nghĩ.

Giám đốc im lặng một lúc. Ông thấy khó trả lời cho một câu hỏi quá chung chung như thế. Sau cùng ông hỏi:

- Báo cáo đồng chí, ý đồng chí muốn hỏi tình hình rèn luyện tư tưởng, đạo đức, giáo dục lập trường giai cấp hay tình hình lao động cải tạo? Tình hình trật tự an ninh hay tình hình ăn uống?...

- Tôi muốn biết tất cả .

- Thế thì một buổi cũng chưa trình bày hết vấn đề. Ở đây khá phức tạp, đồng chí ạ.

- Tôi không cần đi sâu chi tiết làm gì. Tôi cần ngững nét khái quát thôi.

- Ở đây chúng tôi dạy các cháu học tập tư tưởng đạo đức cách mạng. Chúng tôi giáo dục các cháu phải biết căm thù giai cấp địa chủ bóc lột, giai cấp tư sản ngồi mát ăn bát vàng… Chúng tôi yêu cầu các cháu phải tẩy rửa cho được tư tưởng tiểu tư sản ích kỉ xấu xa và nhận thức cho được lập trường giai cấp công nông kiên định…

- Rất khá. Còn lao động? Chỉ có lao động mới cảo tạo con người. Mác đã nói lao động đã biến vượn thành người. Huống chi đây là những con người, nhẽ nào lao động khong biến chúng nó thành những chiến sĩ kiên cường…

Cảm ơn các đồng chí. Anh bắt tay chánh phó giám đốc trại, vui vẻ. Dù sao đây cũng là những đưa trẻ hư. Hư chứ chưa phải hỏng như Bác Hồ chúng ta đã nói. Phải cải tạo gắt gao vào để các cháu trơe thành người hữu ích…

- Cảm ơn những lời chủ giáo quý báu của đồng chí. Giám đốc trại chân thành đáp lại.

Chiếc xe đưa anh qua những vạt sắn, vạt ngô xanh tươi, qua những bãi cỏ, đàn bò đang ăn mải miết, qua những khu đất vừa mới cuốc… anh cảm thấy hài lòng. Và một ý nghĩ chợt đến với anh: dù sao đây cũng là nơi thích hợp đối với thằng con riêng ấy…

Lặng lẽ anh nhặt mấy món đồ chơi mà thằng Linh đã mất hàng chục buổi trưa mới làm nên, ném xuống vệ cở ven đường, làu bàu: “ Quà với cáp! Chỉ tổ rác nhà!” 

Phần 2  



Đọc Truyện, Đọc Truyện Hay, Phim Sex, đọc Truyện Teen, Đọc Truyện Tiểu Thuyết, đọc Truyện Cười, Truyện Tình yêu
Đề Xuất link Này Lên Google
Quay Lại ↑↑ Trên cùng
Liên Hệ Admin
01645373734 [SMS] G+